Chứng thư số là gì? Bảng phân biệt Chứng thư số và Chữ ký số

Chứng thư số được xem là một dạng chứng thư điện tử, có hiệu lực tương đương với căn cước công dân trên nền tảng số. Nhiều người vẫn hay lầm tưởng giữa chứng thư số và chữ ký số. Bài viết dưới đây CoDX sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng thư số là gì? Cũng như những thông tin cần nắm về vấn đề này.

Bạn đang đọc bài viết trên trang Kiến thức chuyển đổi số của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

1. Tổng quan về chứng thư số

1.1. Chứng thư số là gì?

Chứng thư số (CTS) có thể được xem như một dạng chứng thư điện tử. Đây là một cấu trúc dữ liệu dùng để lưu trữ các thông tin cần thiết để thực hiện các giao dịch an toàn trên mạng Internet. Nó cũng có chức năng tương đương với căn cước công dân hoặc hộ chiếu trên nền tảng số. Giúp xác minh danh tính của cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp khi thực hiện ký số trên văn bản điện tử.

Sau khi đã hiểu cơ bản chứng thư số là gì? Hãy cùng Công ty chuyển đổi số CoDX tìm hiểu về các loại chứng thư số hiện nay cũng như ứng dụng của nó đối với doanh nghiệp.

1.2. Chứng thư số có mấy loại?

Hiện nay có 3 loại chứng thư số là CTS các nhân, CTS doanh nghiệp và CTS của cá nhân thuộc tổ chức doanh nghiệp.

Chứng thư số là gì
Các loại chứng thư số hiện nay
  • Chứng thư số cá nhân: Đây là chứng thư dành riêng cho những cá nhân đang làm việc trong các tổ chức/cơ quan thuộc hệ thống chính trị. CTS các nhân dùng để nhận diện từng cá nhân trên môi trường điện tử. Có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay khi thực hiện các giao dịch điện tử. Dùng trong các trường hợp: Bảo mật, mã hóa thông tin, kê khai thuế, giao dịch ngân hàng, mua bán trực tuyến,…
  • Chứng thư số doanh nghiệp: CTS này dùng để nhận diện các chủ thể doanh nghiệp  trên môi trường mạng. Có giá trị pháp lý giống với con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng CTS để thực hiện các giao dịch như: Khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử,giao dịch ngân hàng, ký kết hợp đồng, văn bản điện tử,…
  • Chứng thư số của cá nhân thuộc tổ chức, doanh nghiệp: Đây là CTS được dùng với mục đích nhận diện chủ thể mà cụ thể là các cá nhân thuộc các tổ chức, doanh nghiệp trên môi trường điện tử. Có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay của cá nhân trong doanh nghiệp. Người sử dụng CTS này nhằm thực hiện các giao dịch nghiệp vụ nội bộ như ký văn bản điện tử, đăng nhập hệ thống bảo mật nội bộ,..Hoặc có thể sử dụng để thực hiện giao dịch được tổ chức ủy quyền như giao dịch thanh toán ngân hàng điện tử, thương mại điện tử, ký kết văn bản điện tử,…

1.3. Chủ thể của chứng thư số là những đối tượng nào?

Căn cứ theo điều 6, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chủ thể của CTS được xác định là:

  • Các cá nhân độc lập
  • Các cá nhân thuộc tổ chức/doanh nghiệp (Giám đốc, quản lý, trưởng phòng,…)
  • Các tổ chức/doanh nghiệp
  • Cơ quan/tổ chức và chức danh nằm trong nhà nước
  • Đối tượng có thẩm quyền được sử dụng con dấu của tổ chức/doanh nghiệp

Trường hợp chứng thư số được cấp cho đơn vị nhà nước, người có thẩm quyền đại diện cho tổ chức/doanh nghiệp. Yêu cầu người đó phải nêu rõ tên cơ quan, chức vụ và được căn cứ vào các văn bản dưới đây:

  • Giấy đề nghị cấp CTS cho đơn vị hoặc người đại diện cho tổ chức/doanh nghiệp.
  • Bản sao có công chứng quyết định thành lập và quyết định quyền hạn, công nhận chức danh của người đại diện.

Xem thêm: Chữ ký số HSM là gì? Phân biệt chữ ký số HSM và USB Token

2. Quy định về nội dung hợp lệ cần đảm bảo có trong chứng thư

Căn cứ theo Điều 5, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, quy định về nội dung hợp lệ có trong chứng thư số phải đảm bảo đầy đủ như sau:

  • Tên tổ chức/doanh nghiệp cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
  • Tên của người đại diện đăng ký sử dụng
  • Số hiệu CTS
  • Thời hạn của CTS
  • Khoá công khai của người đăng ký sử dụng CTS
  • Chữ ký số của đơn vị cấp chứng thực chữ ký số
  • Thuật toán mật mã của CTS
  • Hạn chế trong phạm vi và mục đích sử dụng CTS
  • Hạn chế về pháp lý của đơn vị cấp chứng thực chữ ký số
  • Những yêu cầu khác của bộ Thông tin và Truyền thông về nội dung

3. Phân biệt chứng thư số và chữ ký số

Phân biệt chứng thư số và chữ ký số
Phân biệt chứng thư số và chữ ký số

Giữa chữ ký số và chứng thư số có mối quan hệ hỗ trợ cho nhau nên nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này. Cùng xem sự khác biệt giữa chúng qua bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chí

Chứng thư số

Chữ ký số

Khái niệm

Chứng thư số là 1 loại thuộc chứng thư điện tử, dùng để nhận diện một cá nhân/cá nhân thuộc tổ chức, doanh nghiệp trên môi trường điện tử.

Chữ ký số được xem là một dạng chữ ký điện tử, đã được mã hoá dữ liệu, thông tin của doanh nghiệp.

Công dụng

– Là cặp khoá được mã hoá dữ liệu bao gồm những thông tin như: Công ty, mã hoá số thuế của doanh nghiệp,…

– Có giá trị tương đương với căn cước/chứng minh nhân dân, hộ chiếu, con dấu của doanh nghiệp.

– Dùng để nhận diện cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp bằng một khóa công khai riêng biệt.

– Chữ ký số chứa khoá bí mật

Dùng để thay thế cho chữ ký tay trên văn bản hoặc tài liệu số trong các giao dịch điện tử.

– Mục đích giúp nhận diện danh tính của người gửi.

Phí sử dụng

– Phụ thuộc vào đơn vị cung cấp CTS do khách hàng lựa chọn.

– Phụ thuộc vào thời gian gia hạn khi sử dụng.

– Tuỳ vào mục đích sử dụng cho từng trường hợp. Tùy vào thời gian sử dụng sẽ có mức phí khác nhau.

– Mỗi loại sẽ có từng mức phí khác nhau.

4. Quy trình đăng ký và cấp chứng thư số cho doanh nghiệp

Quy trình cấp CTS cho doanh nghiệp phải trải qua 4 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Chuẩn bị bản sao từ sổ gốc có chứng thực của hộ chiếu hoặc CMND/CCCD và gửi đến đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Nếu muốn đăng ký chữ ký số, nộp đơn theo mẫu của đơn vị cung cấp.

Bước 2: Xác thực thông tin hồ sơ đăng ký chứng thư số cá nhân

  • Đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số tiếp nhận hồ sơ. Sau đó, nhận dạng và xác thực các thông tin trong hồ sơ yêu cầu đăng ký. Tiến hành yêu cầu chỉnh sửa thông tin trong hồ sơ nếu có sai sót.

Bước 3: Đơn vị cung cấp phát hành chứng thư số

  • Hồ sơ được chấp nhận, CTS sẽ được tạo và phát hành theo thông tin trong hồ sơ. Có thể truy xuất CTS ngay khi CTS có hiệu lực. Khi nhận được hợp đồng từ đơn vị cung cấp CTS, thuê bao cần xác nhận nội dung, tên chủ thuê bao và thời hạn CTS trùng khớp với hợp đồng.

Bước 4: Công bố và thông báo chứng thư số cho thuê bao

  • Sau khi thuê bao xác nhận tính chính xác của thông tin trên CTS đó. CTS đã cấp sẽ được công bố trên cơ sở dữ liệu về CTS.
  • Khi đã hoàn thành các thủ tục đăng ký, thuê bao có thể thực hiện các nghiệp vụ về khai thuế TNCN hay thực hiện các giao dịch điện tử yêu cầu chữ ký số và CTS cá nhân.

5. Một số câu hỏi liên quan đến chứng thư điện tử

5.1. Chứng thư số có mối liên hệ gì với chữ ký số?

Chứng thư sốchữ ký số có những đặc điểm và chức năng khác nhau. Tuy nhiên giữ chúng lại có mối quan hệ hỗ trợ nhau. CTS là cơ sở để các đối tác xác nhận việc ký số hay không thì chữ ký số giúp xác nhận thông tin của văn bản/ cam kết của cá nhân, tổ chức đó.

Doanh nghiệp trước khi muốn tạo chữ ký số thì cần phải có CTS. Sau khi doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin và được cấp CTS thì mới được tạo chữ ký số.

CTS chứa khóa công khai còn chữ ký số chức khóa bí mật, khi kết hợp cả 2 sẽ tạo thành một cặp khoá. Từ đó các cá hay hay tổ chức, doanh nghiệp có thể dùng cặp khóa này để ký số.

5.2. Chứng thư số có thời hạn bao lâu?

Căn cứ tại Điều 59, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, quy định thời hạn chứng thư số khi giao dịch điện tử như sau:

  • CTS do đơn vị chứng thực chữ ký số chuyên dùng của Chính phủ cấp có thời hạn 20 năm.
  • CTS của người dùng cấp có thời hạn tối đa 5 năm.
  • CTS gia hạn thì được sử dụng thêm tối đa 3 năm.

5.3. Chứng thư số được ứng dụng như thế nào cho doanh nghiệp?

Trong doanh nghiệp, chứng thư số được sử dụng để thực hiện các nghiệp vụ, giao dịch như đăng nhập hệ thống bảo mật nội bộ, ký xác nhận trong email, ký xác nhận trên các văn bản điện tử nội bộ,…

Bên cạnh đó, CTS doanh nghiệp còn được sử dụng để thực hiện các giao dịch được doanh nghiệp uỷ quyền. Cụ thể như thực hiện các giao dịch, ký kết hợp đồng, văn bản điện tử,…

5.4. Lưu ý gì khi sử dụng CTS?

Trong quá trình sử dụng chứng thư số điện tử, cần đặc biệt lưu ý đến hiệu lực của nó, để tránh tình trạng gián đoạn các giao dịch điện tử

Cách thức kiểm tra hiệu lực của CTS như sau:

  • Cắm USB token vào máy tính đã cài sẵn (Driver) GCA-01 trình điều khiển thiết bị. Bấm chuột vào chữ S màu đỏ bên dưới góc phải màn hình, sau đó chọn “thông tin chứng thư số”.
  • Sau khi xuất hiện bảng thông tin, nhấp chọn “tên chứng thư số”, chọn tab details trong bảng certificate. Kiểm tra thông tin CTS, dòng valid from là thời điểm bắt đầu còn valid to là thời điểm hết hiệu lực.

Trên đây là những thông tin giới thiệu tổng quan về CTS. CoDX hy vọng với những thông tin này có thể giúp cá nhân, doanh nghiệp giải đáp được câu hỏi chứng thư số là gì? Đồng thời lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ CTS uy tín và chuyên nghiệp. Xem thêm những kiến thức hữu ích khác trên CoDX!

Có thể bạn quan tâm: Con dấu điện tử là gì? Quy định pháp luật về con dấu [MỚI NHẤT]

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH chuyển đổi số CoDX

  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Hotline: 1900282581
  • Email: [email protected]
  • Website: https://www.codx.vn
  • Trang tin tức doanh nghiệp: https://businesswiki.codx.vn