Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ Excel mới nhất theo TT 200 & 133

Bảng chấm công làm thêm giờ là một trong những công cụ hỗ trợ phòng nhân sự theo dõi số giờ công của nhân viên chi tiết nhất. Trên thực tế, việc chấm công làm thêm giờ được quy định cụ thể tại các điều luật của luật lao động để đảm bảo quyền lợi người lao động. Bảng chấm công tăng ca theo thông tư 200 và 133 là văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn doanh nghiệp quy trình chấm công làm thêm giờ cho nhân viên.

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số toàn diện.

banner phần mềm tính lương

1. Bảng chấm công làm thêm giờ theo thông tư 200/2014/TT-BTC

1.1 Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ theo thông tư 200

Bảng chấm công làm thêm giờ theo thông tư 200/2014/TT-BTC được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực và thành thành phần kinh tế;
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện kế toán theo chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và được vận dụng theo thông tư 200.
  • Bảng chấm công tăng ca theo thông tư 200 giúp doanh nghiệp theo dõi giờ công thực tế làm thêm của nhân viên để tính toán kế hoạch nghỉ bù hoặc thanh toán tiền lương.
bảng chấm công làm thêm giờ
Bảng chấm công theo thông tư 200

1.2 Hướng dẫn cách ghi 

Với bảng chấm công làm thêm giờ theo thông tư 200, mỗi bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp có phát sinh giờ làm thêm cần lập bảng chấm công.

Cách ghi bảng chấm công như sau:

  • Cột A, B: Thêm số thứ tự, họ và tên nhân sự làm thêm giờ trong bộ phận công tác vào bảng.
  • Cột 1 đến cột 31: Tương ứng với số ngày trong tháng, người chịu trách nhiệm chấm công ghi số giờ làm thêm trong ngày, từ giờ bắt đầu ca đến giờ kết thúc.
  • Cột 32: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày thường trong một tháng
  • Cột 33: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày cuối tuần thứ bảy, chủ nhật
  • Cột 34: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày lễ, tết
  • Cột 35: Ghi tổng số giờ làm thêm vào buổi tối, không thuộc ca làm việc của người lao động.

Người chịu trách nhiệm chấm công (tổ trưởng, trưởng nhóm,… ) hoặc người được ủy quyền dựa vào số giờ làm thực tế của từng cá nhân để chấm giờ làm thêm. Tương ứng các cột từ 1 đến 31, người chấm công ghi các ký hiệu theo quy định trong chứng từ. 

Vào cuối tháng, người chấm công phụ trách mỗi bộ phận ký xác nhận và trình giám đốc bộ phận xác nhận trước khi chuyển đến bộ phận kế toán thực hiện chấm công tính lương. Bộ phận kế toán căn cứ vào số giờ trên bảng chấm công làm thêm giờ và các ký hiệu để tính số công cụ thể của từng cá nhân.

Bảng chấm công theo thông tư 200 là văn bản để doanh nghiệp căn cứ theo dõi ngày công làm thêm giờ thực tế, từ đó tính thời gian nghỉ bù hoặc thành toán lương cho người lao động.

 2.  Bảng chấm công làm thêm giờ theo thông tư 133/2016/TT-BTC

2.1 Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ file excel theo thông tư 133

Mẫu bảng chấm công thông tư 133/2016/BTC được áp dụng với các trường hợp:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã,… Ngoài ra các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm,… cũng áp dụng bảng chấm công này.

Mục đích của bảng chấm công theo thông 133 giúp doanh nghiệp ghi nhận ngày công thực tế làm thêm giờ và có căn cứ thực hiện tính toán quyền lợi cho người lao động.

 
file excel bảng chấm công làm thêm giờ
Bảng chấm công theo thông tư 133
ĐIỀN THÔNG TIN ĐỂ TẢI MẪU BẢNG CHẤM CÔNG LÀM THÊM GIỜ

ĐIỀN THÔNG TIN ĐỂ TẢI MẪU BẢNG CHẤM CÔNG LÀM THÊM GIỜ

Anh/Chị có muốn nhận tư vấn giải pháp QUẢN LÝ CHẤM CÔNG cho tổ chức của mình không?

2.2 Hướng dẫn cách ghi

Cách ghi bảng chấm công làm thêm giờ theo thông tư 133/2016/BTC như sau:

  • Mỗi bộ phận, phòng ban có phát sinh giờ làm thêm thì phải lập bảng chấm công theo mẫu;
  • Cột A: Ghi số thứ tự nhân sự làm thêm giờ
  • Cột B: Ghi họ và tên nhân viên làm việc thêm giờ ứng với bộ phận công tác.
  • Cột 1 – 31: Ghi cụ thể số giờ làm thêm của từ ngày 01 đến ngày 31.
  • Cột 32: Ghi tổng số giờ làm thêm giờ vào ngày thường trong tháng.
  • Cột 33: Ghi tổng số giờ làm thêm giờ vào ngày cuối tuần nghỉ cuối tuần thứ bảy, chủ nhật.
  • Cột 34: Ghi tổng số giờ làm thêm giờ vào các ngày dịp lễ, tết.
  • Cột 35: Ghi tổng số giờ làm thêm giờ vào buổi tối không thuộc ca làm việc của nhân sự.

Các ký hiệu dùng trong bảng chấm công tăng ca:

  • NT: Làm thêm ngày làm việc (Từ giờ…..đến giờ)
  • NN: Làm thêm ngày thứ bảy, chủ nhật (Từ giờ…..đến giờ)
  • NL: Làm thêm ngày lễ, tết (Từ giờ…..đến giờ)
  • Đ: Làm thêm buổi đêm

Kế toán sẽ căn cứ vào các ký hiệu này để tính ra số công cụ thể của từng người để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35.

Bảng chấm công hợp lệ cần phải có chữ ký, họ và tên người chịu trách nhiệm chấm công, xác nhận của bộ phận, phòng ban và người duyệt bảng chấm công.

Xem ngay TOP 10 app chấm công trên điện thoại phổ biến tốt nhất 2024

3. Các quy định về làm thêm giờ mới nhất

3.1 Điều kiện sử dụng lao động làm thêm giờ cho doanh nghiệp

Theo quy định của luật lao động 2019, điều kiện sử dụng bảng chấm công làm thêm giờ cho doanh nghiệp cần phải đảm bảo các điểm sau:

  • Phải được sự đồng ý từ người lao động
  • Số giờ làm thêm không được quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; 
  • Trong trường hợp quy định thời gian làm việc bình thường tính theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 tiếng trong một ngày và 40 giờ trong 1 tuần.
  • Số giờ làm thêm không quá 200 giờ trong 1 năm, trừ trường hợp tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019.
mẫu bảng chấm công làm thêm giờ
Điều kiện sử dụng lao động làm thêm giờ cho doanh nghiệp

3.2 Trường hợp không được sử dụng lao động làm thêm giờ

Những trường hợp doanh nghiệp không được sử dụng bảng chấm công làm thêm giờ:

  • Người lao động chưa đủ 15 tuổi.
  • Người lao động là người khuyết tật nhẹ, suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
  • Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Lao động nữ mang thai tháng thứ 7, hoặc tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
  • Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi

3.3 Quy định tiền lương làm thêm giờ

Về quy định tiền lương làm thêm giờ, bộ luật lao động 2019 quy định người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm, cụ thể.

  • Mức lương bằng ít nhất 150% với làm thêm giờ vào ngày thường
  • Mức lương bằng ít nhất 200% với làm thêm giờ vào nghỉ cuối tuần
  • Mức lương bằng ít nhất 300% với làm thêm giờ vào các ngày nghỉ lễ, tết, chưa bao gồm các khoản thưởng vào dịp này.
mẫu bảng chấm công làm thêm giờ mới nhất
Công thức tiền lương làm thêm giờ linh hoạt theo nhiều trường hợp khác nhau

Công thức tiền lương làm thêm giờ được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả làm vào ngày bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x số giờ làm thêm

Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp cụ thể tiền lương làm thêm giờ được tính theo công thức khác để phù hợp với quy định của pháp luật cũng như quy trình của doanh nghiệp.

4. Chấm công nhân viên nhanh chóng, chuyên nghiệp với SureHCS

SureHCS là hệ thống thu thập thời gian làm việc của nhân viên thông qua thông tin quét thẻ, được thiết kế linh hoạt để tương thích với mọi loại máy chấm công như vân tay, thẻ từ,…

Thông qua quy trình xử lý dữ liệu thô từ các máy chấm công, hệ thống chấm công SureHCS có thể tự động tính toán và xuất ra các báo cáo phù hợp phục vụ cho công tác tính lương.

Tính năng nổi bật:

  • Hỗ trợ nhân viên chấm công theo ca, quản lý dễ dàng và chính xác thông qua web app hay mobile app.
  • Theo dõi chi tiết tất cả hoạt động ra vào của nhân sự thông qua phần mềm.
  • Điều chỉnh và phân bổ giờ làm việc theo quy định riêng của doanh nghiệp.
  • Xét duyệt và quản lý linh hoạt các trường hợp đi trễ, về sớm hoặc quên quét thẻ.
  • Hạn chế sai sót tối đa trong việc tính toán thời gian làm việc của nhân viên.

PHẦN MỀM QUẢN LÝ PHÚC LỢI SUREHCS FOR C&B

surehcs for c&b
surehcs for c&b

Lạc Việt SureHCS for C&B là giải pháp giúp doanh nghiệp thực thi chính sách phúc lợi chính xác và đúng hạn, đem lại sự hài lòng giữa nhân viên và doanh nghiệp. 

Phần mềm giúp bộ phận C&B tiết được phần lớn thời gian trong so với công tác chấm công, tính lương thủ công. Bên cạnh đó, SureHCS for C&B còn được trang bị thêm tính năng quản lý cơ cấu tổ chức, hồ sơ nhân viên và quản lý hiệu quả công việc giúp doanh nghiệp có thể quản trị nhân viên tổng thể, đánh giá được hiệu suất lao động và có những quyết định phù hợp nhất.

Đặc điểm nổi bật:

  • Quản lý cơ cấu và tìm kiếm truy xuất nhanh hồ sơ nhân sự: Thống kê cơ cấu không giới hạn, lưu trữ hơn 40 loại thông tin nhân viên; Cảnh báo đến hạn thực hiện thủ tục lao động kịp thời; Quản lý thông tin khen thưởng, kỷ luật.
  • Hệ thống chấm công chính xác đến từng phút, xét duyệt linh động các trường hợp đi trễ về sớm, quên quét thẻ,...
  • Tự động tổng hợp chi phí lương, thưởng và tạm trích, quyết toán thuế TNCN hàng tháng, năm. 
  • Quản lý BHXH của nhân sự: Truy thu, truy tăng, điều chỉnh bổ sung, theo dõi xuyên suốt quá trình đóng BHXH.
  • Hệ thống báo cáo công việc đa dạng, chính xác được đối chiếu trực tiếp cùng thông tin chấm công và thời gian làm việc.

Đăng ký dùng thử SureHCS for C&B để được trực tiếp trải nghiệm dùng thử miễn phí.

surehcs for c&b banner

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Bảng chấm công làm thêm giờ ngoài đảm bảo các tiêu chí rõ ràng, chính xác, chuyên nghiệp cần phải đúng theo quy định của pháp luật. Trên đây là 2 file mẫu bảng chấm công Excel mới nhất theo Thông tư 200 và 133 mà CoDX chia sẻ. Đơn giản hóa tác vụ chấm công làm thêm giờ trong tổ chức với phần mềm chấm công miễn phí.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: