Báo cáo ESG là gì? Thực trạng triển khai của doanh nghiệp Việt 2024

ESG là ba yếu tố chính để đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ ESG, doanh nghiệp còn cần báo cáo trung thực, chi tiết. Vậy báo cáo ESG là gì? Tầm quan trọng và cách triển khai loại báo cáo này như thế nào? Hãy cùng trả lời các câu hỏi ấy với CoDX qua bài viết dưới đây. 

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

Dịch vụ chuyển đổi số

Cùng chủ đề:

1. Báo cáo ESG là gì?

Báo cáo ESG là hồ sơ, tài liệu doanh nghiệp sử dụng để thể hiện, trình bày về các hoạt động, kế hoạch đảm bảo phát triển bền vững và đóng góp cho cộng đồng theo tiêu chuẩn ESG.

Do đó, việc doanh nghiệp thực hiện báo cáo về ESG chính là lúc doanh nghiệp thể hiện sự đồng thuận, cam kết của mình về những hoạt động ESG. Đồng thời, báo cáo về ESG không chỉ thể hiện việc thực hiện ESG qua số liệu mà còn cho thấy cam kết, ý thức của doanh nghiệp đối với trách nhiệm xã hội, phát triển cộng đồng. 

báo cáo esg
Báo cáo ESG thể hiện sự cam kết và hành động của doanh nghiệp về ESG

2. Thực trạng triển khai báo cáo ESG của các doanh nghiệp Việt 2024

Thực tế, việc triển khai báo cáo về bộ tiêu chí ESG của doanh nghiệp Việt 2024 chưa có nhiều điểm khả quan, cụ thể: 

  • Chưa trang bị đủ kiến thức: Theo báo cáo về Mức độ sẵn sàng thực hiện ESG tại Việt Nam vào năm 2022 của PwC và VIOD, có đến 71% doanh nghiệp được hỏi chưa có kiến thức về dữ liệu cần thiết để làm báo cáo về ESG. Ngoài ra, 35% doanh nghiệp chưa có hành động nào liên quan đến việc thực hiện ESG. 
  • Có cố gắng nhưng chưa được kết quả như mong muốn: Thực chất, khi hiểu rõ ESG và báo cáo ESG là gì, doanh nghiệp nhận thấy bộ tiêu chuẩn này có nhiều yêu cầu khắt khe. Điều này khiến việc minh bạch các chất liệu hay quy trình sản xuất của các doanh nghiệp Việt gặp khó khăn. Hiện nay, ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam, các nguyên liệu vẫn chưa được minh chứng tính bền vững cụ thể. Việt Nam vẫn chưa đạt được hiệu quả của ESG khi 91% nguyên liệu của các doanh nghiệp vẫn chưa được minh chứng tính bền vững. 
báo cáo esg
Nhiều doanh nghiệp Việt đã nhận biết được xu hướng ESG

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt đang nhận thức được xu hướng ESG và chuẩn bị thực hiện báo cáo. Không còn dừng ở mức độ nhận biết, nhiều doanh nghiệp Việt coi ESG là trọng tâm phát triển, nhất là khi Việt Nam đang được coi là một trong các quốc gia đi đầu trong việc xây dựng nền kinh tế xanh. Dù rằng việc này sẽ cần cố gắng rất nhiều từ các nhà quản lý doanh nghiệp nhưng đây vẫn được coi là dấu hiệu đáng mừng.

3. Tầm quan trọng của báo cáo ESG đối với doanh nghiệp

Báo cáo về việc thực hiện tiêu chí ESG rất quan trọng đối với doanh nghiệp, cụ thể như sau: 

  • Thể hiện khả năng sinh lời dài hạn: Theo Edelman về 10 sự thật cho các nhà đầu tư, 88% các nhà đầu tư tin tưởng rằng doanh nghiệp quan tâm đến ESG sẽ đem lại lợi nhuận dài hạn tốt hơn so với các công ty không thực hiện ESG. Do đó, ESG chính là cơ sở để doanh nghiệp thể hiện tính khả thi trong kinh doanh và gia tăng việc kêu gọi đầu tư. 
  • Cơ sở cho các câu chuyện truyền cảm hứng: Một doanh nghiệp có thực hiện và báo cáo về ESG tốt sẽ xây dựng được các câu chuyện và hình ảnh thương hiệu hiệu quả. Từ đó thu hút cộng đồng và người tiêu dùng rất lớn bởi trách nhiệm xã hội đang trở thành xu hướng quan tâm trên toàn cầu. 
  • Thể hiện chiến lược của công ty: Chiến lược bền vững hướng đến môi trường, xã hội và việc quản trị sẽ được thể hiện rõ ràng trong báo cáo ESG. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong quá trình truyền tải thông điệp của công ty đến công chúng. 

Nguồn tham khảo: https://www.pwc.com/vn/vn/services/risk-assurance/sustainability.html 

4. Cách lập báo cáo ESG chuẩn chi tiết cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể tham khảo cách lập báo cáo về ESG với 3 nội dung chính mà CoDX đã tổng hợp dưới đây. 

  • Thời điểm lập báo cáo
  • Quy trình thực hiện báo cáo 
  • Một số lưu ý khi xây dựng báo cáo

4.1 Thời điểm lập báo cáo

Thời điểm lập báo cáo có thể điều chỉnh tùy vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp và mức độ thông tin sẵn sàng. Tuy nhiên, thường để chuẩn bị báo cáo ESG, doanh nghiệp cần từ 4 đến 6 tháng trước khi công bố chính thức. Do thời điểm công bố báo cáo thường vào cuối hoặc đầu năm mới, doanh nghiệp nên bắt đầu triển khai các công việc từ quý 3. 

4.2 Quy trình thực hiện báo cáo

Quy trình thực hiện báo cáo gồm các bước sau: 

  • Xác định mục tiêu, phạm vi: Doanh nghiệp phải xác định được phạm vi của báo cáo để thu thập thông tin hiệu quả. 
  • Thu thập số liệu: Tiến hành thu thập dữ liệu, số liệu liên quan đến ESG trong phạm vi đã xác định. Dữ liệu này có thể từ nhiều hoạt động, chương trình khác nhau từ các phòng ban nội bộ. 
  • Xác minh thông tin: Doanh nghiệp cần kiểm tra lại các thông tin trước khi phân tích. 
  • Phân tích, sắp xếp thông tin: Nhân sự đảm nhiệm phân tích, sắp xếp thông tin cho phù hợp vào trong báo cáo ESG
  • Cam kết: Doanh nghiệp cần cam kết các những điều doanh nghiệp muốn đạt được trong việc thực hiện ESG. 
  • Soạn thảo, phê duyệt và công bố: Hiểu được tầm quan trọng của báo cáo doanh nghiệp phải soạn thảo cẩn thận trước khi phê duyệt và công bố. 
esg report
Quy trình thực hiện báo cáo ESG

4.3 Lưu ý khi xây dựng báo cáo

Lưu ý cho doanh nghiệp trong quá trình xây dựng báo cáo về ESG: 

  • Thống nhất tiêu chí, phạm vi trong báo cáo: Điều này đảm bảo doanh nghiệp không gặp các thiếu sót khi lấy, xử lý thông tin. 
  • Liên tục tương tác với các phòng ban: Việc tương tác giúp doanh nghiệp đáp ứng được các mục tiêu và cam kết đã đề ra trong báo cáo. Đồng thời giúp việc thu thập dữ liệu đạt hiệu quả. 

CoDX hy vọng qua bài viết này doanh nghiệp đã biết báo cáo ESG là gì và hiểu được tầm quan trọng cũng như cách triển khai chi tiết báo cáo ESG. Ngoài ra, lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các bài viết bổ ích của CoDX để biết thêm nhiều thông tin khác trong quá trình xây dựng, vận hành doanh nghiệp nhé! 

THÔNG TIN LIÊN HỆ: