Việc giả mạo giấy tờ, hồ sơ cấp sổ đỏ và đặc biệt là mạo danh chữ ký làm sổ đỏ không phải là hiếm. Trên thực tế, điều này xảy ra khá thường xuyên. Tuy nhiên, hành vi làm sổ đỏ bằng cách giả chữ ký sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vậy giả mạo chữ ký làm sổ đỏ được xử phạt như thế nào? Hay cùng CoDX tìm hiểu ngay dưới bài viết này!
Bạn đang đọc bài viết trên trang Quản trị doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện |
1. Giả mạo chữ ký làm sổ đỏ bị xử phạt như thế nào?
Khi giả mạo chữ ký của người khác để thực hiện hành vi làm sổ đỏ, người phạm tội có thể bị xử phạt theo hai hình thức khác nhau là:
- Xử phạt hành từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
- Xử phạt hình sự với các mức phạt như phạt cải tạo không quá 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
Chi tiết về các quy định và các tình tiết cụ thể được quy định theo luật như sau:
1.1 Xử phạt hành chính
Khi giả mạo chữ ký của người khác để thực hiện hành vi làm sổ đỏ, người phạm tội có thể bị xử phạt theo hai hình thức khác nhau là: xử phạt hành chính và xử phạt hình sự.
Cụ thể như:
Khi giả mạo chữ ký để làm sổ đỏ, người phạm tội có thể bị xử phạt hành chính từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng khi có các dấu hiệu, hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản theo quy định tại theo Điều 15, điểm c, Khoản 1, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản; b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản; c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. |
1.2 Xử phạt hình sự
Nếu hành vi giả mạo chữ ký làm sổ đỏ đủ các yếu tố cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không quá 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm theo Điều 174, Khoản 1 Bộ Luật Hình sự.
Cụ thể như sau:
Hình thức xử phạt này được căn cứ theo Điều 174, Khoản 1 Bộ Luật Hình sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung 2017):
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1. Người nào chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá dưới 2 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không quá 03 năm hoặc phạt tù đến 06 tháng đến 3 năm: a) Đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà vẫn tiếp tục thực hiện; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ” |
Quyết định xử phạt việc giả mạo chữ ký làm sổ đỏ cụ thể sẽ phụ thuộc vào quy định của pháp luật, quyết định của cơ quan xét xử và tòa án, cũng như các tình tiết cụ thể trong vụ việc. Để có đánh giá chính xác và rõ ràng hơn về tình hình pháp lý của trường hợp cụ thể, CoDX khuyên bạn nên tìm kiếm sự tư vấn từ một luật sư có thẩm quyền để có thêm nhiều chi tiết hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Giả chữ ký người khác phạm tội gì? Hình thức XỬ PHẠT tội phạm
2. Giải quyết trường hợp bị mạo danh chữ ký làm sổ đỏ như thế nào?
Vì chữ ký bị mạo danh thường sẽ không đáp ứng đủ điều kiện được cấp sổ đỏ nên theo điểm d khoản 2 Điều 106 Luật đất đai 2013 thì nhà nước sẽ thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp cho người cố tình giả mạo chữ ký làm sổ đỏ.
Theo quy định tại Điều 87 Khoản 4 Nghị định 43/2014/NĐ-CP trình tự, thủ tục thu hồi Sổ đỏ như sau:
- Bạn phải làm đơn gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cần xem xét, giải quyết các vấn đề này.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của Luật Đất đai thì thông báo cho cơ quan thanh tra cùng cấp để xác minh bằng văn bản; Thông báo rõ ràng cho người sử dụng đất; Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo đến người sử dụng đất, nếu không có khiếu nại thì ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;
- Cơ quan đăng ký đất đai thu hồi Giấy chứng nhận đã thu hồi theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền;
3. Câu hỏi liên quan
Bên cạnh câu hỏi xoay quanh việc giả mạo chữ ký làm sổ đỏ bị phạt tội gì thì còn một vấn đề khác mà cũng được khá nhiều người quan tâm, cùng xem các vấn đề đó là gì với CoDX ngay sau đây:
3.1 Sau khi biết hành vi giả mạo chữ ký làm sổ đỏ thì trong bao lâu sẽ bị thu hồi sổ đỏ?
Sau khi có thông báo từ các cơ quan có thẩm quyền về việc giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật thì người sử dụng đất có quyền khiếu nại. Tuy nhiên, sau 30 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền thông báo về vấn đề trên, mà người sử dụng đất vẫn không có bất kỳ động thái hay hành động khiếu nại gì thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đã cấp.
3.2 Làm thế nào để phát hiện và chống lại việc mạo danh chữ ký trong quá trình làm sổ đỏ?
Để phát hiện và chống lại việc mạo danh chữ ký trong quá trình làm sổ đỏ, có một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng:
- Khi làm sổ đỏ, cần tiến hành kiểm tra đối chiếu chữ ký của người có quyền ký với mẫu chữ ký đã được xác định trước. Nhằm mục đích xác minh tính chính xác của chữ ký, tránh việc mạo danh chữ ký người khác để làm sổ đỏ.
- Kiểm soát quá trình làm sổ đỏ từ khi khâu thu thập thông tin đến khâu ký xác nhận. Bao gồm kiểm tra, xác minh danh tính của các bên liên quan, quản lý quá trình ký kết cho đến lưu trữ tài liệu một cách an toàn.
Những biện pháp trên sẽ giúp bạn phát hiện và hạn chế gặp phải các trường hợp về việc mạo danh chữ ký người khác làm sổ đỏ.
3.3 Làm thế nào để tăng cường sự minh bạch và đáng tin cậy trong quá trình xác thực chữ ký trong làm sổ đỏ?
Ghi lại chi tiết về quy trình xác thực chữ ký trong quá trình làm sổ đỏ từ thông tin về người thực hiện xác thực, thời gian cho đến phương pháp sử dụng. Điều này giúp tăng cường minh bạch và sự tra cứu sau này.
Trên đây là nội dung bài viết liên quan về vấn đề giả mạo chữ ký làm sổ đỏ. Công ty chuyển đổi số CoDX hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn giải quyết vấn đề bạn đang gặp phải và thông tin này hữu ích cho các đọc giả. Đừng quên đón đọc các bài viết tiếp theo trên CoDX nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH chuyển đổi số CoDX
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Hotline: 1900282581
- Email: [email protected]
- Website: https://www.codx.vn
- Trang tin tức doanh nghiệp: https://businesswiki.codx.vn
Xem thêm bài viết liên quan: Ký nháy hợp đồng văn bản: Quy định và Cách ký nháy theo Nghị định 30/2020