6 Cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng GIA TĂNG lòng trung thành

Một trong những công việc mà doanh nghiệp nào cũng cần chú ý chính là đẩy mạnh hoạt động xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Khi khách hàng luôn nhớ đến và tin tưởng, doanh nghiệp mới có thể phát triển cả về mặt hình ảnh lẫn doanh số. 

Vậy làm thế nào để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng trong quá trình kinh doanh? 

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin Kiến thức quản trị của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Cùng tìm câu trả lời với 6 cách xây dựng quan hệ tốt đẹp với khách hàng qua bài viết dưới đây của CoDX. 

Cùng chủ đề: Cách quản lý trải nghiệm khách hàng hiệu quả

1. Quan hệ khách hàng là gì?

Trước tiên để xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiệu quả, doanh nghiệp cần trả lời được câu hỏi: “Quan hệ khách hàng là gì?” 

Quan hệ khách hàng chính là quá trình doanh nghiệp gắn kết với khách hàng thông qua loạt hoạt động duy trì mối quan hệ: giao tiếp, đáp ứng nhu cầu, giải quyết các vấn đề của khách hàng. 

Quan hệ khách hàng là gì
Quan hệ với khách hàng cần được doanh nghiệp quan tâm xây dựng

Việc tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng là điều doanh nghiệp cần làm liên tục trong quá trình khách hàng trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Mối quan hệ tốt với khách hàng giúp doanh nghiệp có được niềm tin, lòng trung thành, những lần quay lại mua hàng, thậm chí là lời giới thiệu đến các khách hàng tiềm năng khác. 

2. Tại sao cần xây dựng mối quan hệ với khách hàng?

Những lợi ích có thể thấy khi doanh nghiệp đầu tư, chú trọng vào việc này bao gồm: 

  • Tăng trải nghiệm và sự hài lòng khách hàng
  • Giữ chân khách hàng cũ
  • Tăng lợi thế cạnh tranh
  • Phát triển thương hiệu
  • Tăng doanh thu
xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Những lợi ích khi xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng

2.1 Tăng trải nghiệm và sự hài lòng khách hàng

Lợi ích đầu tiên chính là tăng sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ. Với những doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiệu quả, họ dễ dàng nhận biết nhu và suy nghĩ của khách hàng, thậm chí của người tiêu dùng về sản phẩm và thương hiệu. 

Từ chính sự thấu hiểu khách hàng ấy, doanh nghiệp có thể xây dựng các chương trình phù hợp để tăng trải nghiệm mua hàng. Ví dụ như chương trình khuyến mãi, chăm sóc sau khi mua hàng, tổng đài hỗ trợ thường xuyên,… 

>>> Làm sao để đánh giá sự hài lòng của khách hàng?

2.2 Giữ chân khách hàng cũ

Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng giúp giữ chân được các khách hàng cũ và làm họ trung thành với doanh nghiệp. Khách hàng có xu hướng quay lại mua hàng bởi vì chất lượng sản phẩm và sự nhiệt tình trong cách chăm sóc khách hàng của công ty. 

Qua những chương trình chăm sóc, hỗ trợ khách hàng hiệu quả, về lâu dài, khách hàng sẽ dần quen thuộc và có niềm tin, lòng trung thành với thương hiệu. 

2.3 Tăng lợi thế cạnh tranh

Khi có nhiều khách hàng ủng hộ, nhớ đến và trung thành, lợi thế cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp sẽ gia tăng đáng kể. Các chính sách chăm sóc khách hàng, hậu mãi hiệu quả chính là điểm khác biệt của doanh nghiệp, so với các đối thủ cạnh tranh cùng thị trường và cùng nhắm vào một tệp khách hàng tiềm năng. 

Xây dựng quan hệ khách hàng
Khách hàng nhớ đến và trung thành cũng là yếu tố giúp thương hiệu tăng độ cạnh tranh

Chăm sóc khách hàng tốt cũng là cách làm truyền thông tốt cho thương hiệu, bởi khách hàng có xu hướng giới thiệu người quen khi biết một doanh nghiệp tốt. Từ đó, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ được nhiều người biết, càng tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 

2.4 Phát triển thương hiệu

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu. Như đã đề cập ở trên, thương hiệu được biết đến nhiều hơn khi được khách hàng nhớ đến và giới thiệu đến các khách hàng tiềm năng khác. Việc truyền thông qua khách hàng này là cách hữu ích để xây dựng, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, nắm bắt được tâm lý, nhu cầu của khách hàng thường xuyên cũng giúp doanh nghiệp thiết lập được những kế hoạch phù hợp để cải tiến sản phẩm. Những kế hoạch đó góp phần đẩy mạnh thương hiệu sao cho phù hợp nhất so với bối cảnh thị trường. 

2.5 Tăng doanh thu 

Lợi ích rõ ràng nhất có thể nhận thấy khi thiết lập những chương trình chăm sóc khách hàng tốt chính là tăng doanh thu. 

Khách hàng là người mua, là nguồn thu của doanh nghiệp, do đó, khi khách hàng hài lòng, muốn quay lại mua hàng, doanh nghiệp sẽ có thêm cơ hội gia tăng đơn hàng, đem về lợi nhuận khả quan. 

3. 6 Cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Để xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, doanh nghiệp có thể tham khảo 6 cách thiết thực sau: 

  1. Hiểu rõ sản phẩm và dịch vụ 
  2. Gia tăng chất lượng dịch vụ khách hàng
  3. Gia tăng điểm chạm với khách hàng
  4. Tích cực lấy kiến phản hồi từ KH
  5. Xây dựng uy tín niềm tin cho KH
  6. Thiết lập các chương trình, chính sách
Cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng
6 cách xây dựng quan hệ với khách hàng hiệu quả

3.1 Hiểu rõ sản phẩm và dịch vụ

Trước tiên, doanh nghiệp phải hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ mình đang kinh doanh. Giá trị hàng hóa doanh nghiệp đem lại cho người tiêu dùng chính là chìa khóa để xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Những lợi ích của sản phẩm và dịch vụ có thể đem đến bao gồm: giá trị vật chất, giá trị tinh thần, niềm tự hào khi sở hữu,…

Đồng thời, ban quản lý công ty cần đảm bảo các nhân sự có hiểu biết nhất định về sản phẩm, sẵn sàng trả lời thắc mắc của khách hàng. Một doanh nghiệp biết rõ về ngành hàng kinh doanh sẽ đem tới hình ảnh chuyên nghiệp, dễ tạo lòng tin để xây dựng quan hệ với khách hàng. 

3.2 Gia tăng chất lượng dịch vụ khách hàng

Doanh nghiệp nên cân nhắc gia tăng chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Các dịch vụ khách hàng có thể bao gồm những chương trình chăm sóc trước, trong và sau khi mua hàng. Từ dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng, doanh nghiệp có thể giữ liên lạc, sự quan tâm và hài lòng của người mua hàng. 

Một số cách để nâng cao chất lượng dịch vụ: 

  • Lắng nghe và phản hồi khách hàng thường xuyên, luôn lấy đánh giá của khách hàng là cơ sở để thay đổi, cải tiến sản phẩm
  • Đào tạo nhân sự chăm sóc khách hàng bài bản, chuyên nghiệp 
  • Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng liên tục từ trước đến sau khi mua hàng

3.3 Gia tăng điểm chạm với khách hàng

Doanh nghiệp có thể khiến khách hàng ghi nhớ đến sản phẩm dịch vụ bằng cách gia tăng điểm chạm với họ. Điều này thực hiện thường xuyên sẽ là cơ sở tốt để xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Những cách đơn giản mà hiệu quả để tăng điểm chạm, sự tương tác giữa doanh nghiệp và người mua hàng: 

  • Gửi các thông tin, ưu đãi mà khách hàng quan tâm: Doanh nghiệp có thể tiếp xúc thêm với khách hàng qua những tin nhắn, thư điện tử có thông tin về ưu đãi của sản phẩm. Khách hàng sẽ cảm nhận được sự quan tâm của công ty khi nhận được các chương trình ưu đãi độc quyền. 
  • Kiểm tra thông tin mua hàng: Công ty nên kiểm tra thông tin mua hàng thường xuyên, để chăm sóc khách hàng toàn diện trong quá trình mua và trải nghiệm sản phẩm. 
  • Lắng nghe các vấn đề của KH: Trong lúc mua và sử dụng sản phẩm, không thể tránh khỏi việc khách hàng thắc mắc, khiếu nại về sản phẩm. Doanh nghiệp phải bình tĩnh, lắng nghe các ý kiến và phản hồi lịch sự, chuyên nghiệp. 
tạo mối quan hệ với khách hàng 
Luôn gửi thông tin, tương tác là cách tốt để tạo mối quan hệ với khách hàng

3.4 Tích cực lấy kiến phản hồi từ KH

Doanh nghiệp nên tích cực thu thập các ý kiến phản hồi của khách hàng. Những ý kiến, đánh giá của khách hàng đã mua và trải nghiệm sản phẩm có thể đem tới cho doanh nghiệp thông tin bổ ích để cải thiện sản phẩm tốt hơn. 

Đồng thời, các ý kiến về dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng cần được quan tâm, nhằm thay đổi chính sách, chương trình sao cho phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. 

3.5 Xây dựng uy tín niềm tin cho KH

Việc tạo dựng uy tín và niềm tin cho khách hàng về doanh nghiệp có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể khi xây dựng mối quan hệ với khách hàng, doanh nghiệp cần: 

  • Thông báo trước cho khách khi có vấn đề phát sinh: Đây là việc làm thể hiện sự chuyên nghiệp và thái độ tôn trọng khách hàng. Bất kỳ vấn đề dù nhỏ hay lớn, chỉ cần có liên quan đến khách hàng, doanh nghiệp nên thông tin rõ ràng, đầy đủ đến khách hàng sớm nhất có thể. 
  • Luôn nhận lỗi sai: Doanh nghiệp chủ động nhận lỗi, không trốn tránh trách nhiệm giúp khách hàng thêm yên tâm và tin tưởng. Song song với nhận lỗi, doanh nghiệp cũng cần đề ra các giải pháp thiết thực để trấn an khách hàng trong trường hợp có vấn đề xảy ra. 

3.6 Thiết lập các chương trình, chính sách

Cuối cùng, doanh nghiệp cần thiết lập nhiều chương trình, chính sách để tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Các chương trình có thể được phân chia ra cho những khách hàng trung thành, khách mới,… để tăng trải nghiệm và kích thích mua hàng. Một số chính sách doanh nghiệp nên áp dụng: 

  • Ưu đãi độc quyền cho khách hàng trung thành 
  • Tạo kênh thông báo khuyến mãi cho khách hàng sử dụng sản phẩm
  • Gửi tin nhắn, quà chúc mừng sinh nhật, 8/3, 20/10 đến khách hàng
  • Tặng quà, khuyến mãi khi có các chương trình lớn như kỷ niệm năm thành lập công ty,… 

4. Tạo lập quan hệ với hệ thống quản lý thông tin KH toàn diện CoDX CRM 

Trên đây là những thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng. CoDX hy vọng qua bài viết này, doanh nghiệp có thể dễ dàng thiết lập chính sách, quy trình chăm sóc khách hàng phù hợp, hiệu quả để phát triển hình ảnh thương hiệu một cách toàn diện. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Chủ đề liên quan: