Thực hiện quy trình sa thải nhân viên đúng luật sẽ giúp doanh nghiệp thể hiện sự chuyên nghiệp trong quá trình xử lý vấn đề và đảm bảo quyền lợi cho đôi bên. Vậy khi nào thì doanh nghiệp có quyền sa thải nhân viên? Quy trình thực hiện sa thải ra sao thì chuẩn nhất?
Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức quản trị của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện |
Trong bài viết dưới đây, CoDX sẽ cung cấp những thông tin về quy trình sa thải nhân viên quan trọng mà HR, cấp lãnh đạo cần biết.
1. Các trường hợp sa thải nhân viên đúng luật
Doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức sa thải khi nhân viên vi phạm nội quy, quy định về kỷ luật lao động hoặc có những hành vi không đúng chuẩn mực hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty.
Cụ thể, doanh nghiệp có thể sa thải nhân viên đúng luật với những trường hợp sau:
- Hiệu suất công việc không đạt yêu cầu: Nếu nhân viên không đáp ứng đúng yêu cầu của công việc hoặc cải thiện năng suất làm việc sau khi đã cung cấp đầy đủ hỗ trợ, đào tạo thì doanh nghiệp có quyền sa thải.
- Vi phạm nội quy, quy định công ty: Nếu nhân viên vi phạm nội quy, quy định trong hợp đồng lao động như trộm cắp tài sản, làm rò rỉ thông tin hay cung cấp thông tin sai lệch thì công ty có quyền sa thải.
- Giảm số lượng công việc: Trong trường hợp doanh nghiệp cần cắt giảm chi phí hoặc vị trí công việc của nhân viên không còn cần thiết nữa thì có thể sa thải nhân viên.
- Thay đổi cơ cấu tổ chức: Nếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn thay đổi cơ cấu tổ chức và có sự cắt giảm 1 số vị trí thì việc sa thải nhân viên không còn phù hợp với định hướng mới là điều hợp lý.
Bên cạnh đó, theo Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, khi nhân viên quy phạm 1 trong những lỗi sau thì nhà quản lý hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền sa thải:
- Có hành vi tham ô, gian dối trong quá trình làm việc.
- Có hành vi trộm cắp, đánh bạc, cố ý gây thương tích hoặc sử dụng chất kích thích tại nơi làm việc.
- Có hành vi tiết lộ bị mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm hại quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.
- Người lao động có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, lợi ích của doanh nghiệp.
- Có hành vi quấy rối tình dục, quyền tư tại nơi làm việc.
- Tai phạm khi đã nhận án kỷ luật như kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức, trong thời gian án kỷ luật chưa bị hủy bỏ.
- Nghỉ việc 05 ngày không có sự cho phép của người quản lý hoặc bộ phậ HR cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do hợp lệ.
2. Quy trình sa thải nhân viên đúng luật
Để sa thải nhân viên đúng luật, doanh nghiệp cần tuân thủ đúng thời gian và trình tự thực hiện theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào Điều 122 của Bộ luật Lao động 2019 và hướng dẫn tại Điều 70 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP, công ty cần tuân thủ các điều sau đây:
2.1 Thời gian thực hiện sa thải
Tại điều 123 của Bộ luật Lao động, trước khi sa thải nhân viên, doanh nghiệp cần có 1 khoảng thời gian để đánh giá và nhận xét. Cụ thể như sau:
- Đối với các hình thức vi phạm thông thường: 6 tháng tính từ ngày vi phạm xảy ra.
- Đối với các hình thức vi phạm liên quan đến tài sản, tài chính, bí mật của doanh nghiệp về công nghệ và kinh doanh: 12 tháng tính từ ngày vi phạm xảy ra.
- Trong những trường hợp đặc biệt còn lại, thời gian thực hiện sa thải nhân viên đúng luật có thể được kéo dài nhưng không quá 60 ngày.
2.2 Trình tự thực hiện sa thải
Trình tự, thủ tục thực hiện sa thải nhân viên tại khoản 6 Điều 122 của Bộ luật Lao động được quy định gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Lập biên bản vi phạm, thu thập chứng cứ
Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định rõ hành vi phạm lỗi của nhân viên dựa trên những chứng cứ và bằng chứng có liên quan. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 70 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
- Nếu doanh nghiệp phát hiện hành vi vi phạm ngay khi nó xảy ra thì phải ngay lập tức lập biên bản quy phạm và thông báo đến người quản lý trực tiếp hoặc thông báo cho người đại diện theo quy định của Pháp luật nếu chưa đủ 15 tuổi.
- Còn trong trường hợp vi phạm bị phát hiện sau khi hành vi đó đã xảy ra 1 khoảng thời gian trước đây, doanh nghiệp cần thu thập chứng cứ và bằng chứng để chứng minh lỗi vi phạm của nhân viên.
Bước 2: Tổ chức cuộc họp xử lý, kỷ luật nhân viên
Doanh nghiệp cần tổ chức cuộc họp kỷ luật để lắng nghe vấn đề, lý do, lập luận và quan điểm của nhân viên vi phạm. Thông thường, quy trình tổ chức cuộc họp thường có 2 phần sau:
- Trước khi tiến hành cuộc họp: Thông báo về thời gian, nội dung và địa điểm cuộc họp diễn ra. Đồng thời, cần cung cấp thông tin về người bị sa thải đầy đủ đến người quản lý trực tiếp, trưởng phòng ban. Đặc biệt, doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động chưa đủ 15 tuổi về việc tước việc làm ít nhất trước 5 ngày.
- Trong quá trình diễn ra cuộc họp:
- Kiểm tra danh sách người tham dự để chắc chắn rằng những thành viên liên quan có mặt.
- Chứng minh các lỗi vi phạm của nhân viên bằng những chứng cứ xác thực được thu thập theo đúng quy định của pháp luật.
- Ghi chép biên bản quá trình diễn ra cuộc hợp và cần có sự thông qua biên bản của những thành viên tham gia cuộc họp. Một biên bản được coi là hợp lý chỉ khi có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham dự.
- Trong trường hợp những cá nhân không đồng ý ký biên bản thì cần phải trình bày rõ lý do tại sao không ký.
Bước 3: Ban hành quyết định sa thải nhân viên đúng luật
Thông qua kết quả cuộc họp kỷ luật nhân viên, doanh nghiệp sẽ quyết định có nên tiến hành sa thải nhân viên hay không.
Lưu ý, quyết định này cần được trình bày rõ ràng và nêu rõ căn cứ pháp lý, lý do cụ thể. Đồng thời, doanh nghiệp cần ban hành quyết định sa thải trong khoảng thời gian xử lý kỷ luật lao động theo quy định của Pháp luật.
Bước 4: Tất toán lương và hoàn trả sổ bảo hiểm cho nhân sự
Sau khi sa thải nhân viên, doanh nghiệp tất toán lương và hoàn trả sổ bảo hiểm cho nhân sự. Cụ thể gồm những thủ tục sau đây:
- Tính toán và thanh toán các khoảng lương còn lại, chi phí tạm ứng, ngày phép chưa sử dụng và các phúc lợi khác như trong hợp đồng lao động.
- Hoàn tất các quy trình để xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, và trả lại tất cả giấy tờ gốc cùng với các tài liệu. cho nhân viên bị sa thải.
- Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của nhân viên nếu có yêu cầu từ phía họ. Chi phí sao chụp và gửi tài liệu sẽ do doanh nghiệp chịu trách nhiệm thanh toán.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động 2019 : “Trong vòng 14 ngày làm việc tính từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, cả hai bên đều có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ khi có thỏa thuận kéo dài nhưng không quá 30 ngày”.
Việc tuân thủ và thực hiện đúng quy trình sa thải nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo việc xử lý luật đảm bảo công bằng cho cả nhân viên và bản thân doanh nghiệp. Một quy trình sa thải nhân viên đúng luật sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp của tổ chức và hạn chế những rắc rối liên quan đến vấn đề pháp lý. Theo dõi trang tin CoDX để cập nhật những quy định nhân sự phổ biến và mới nhất nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh