Một mẫu email từ chối công việc khéo léo, tinh tế rất cần thiết để bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy kinh nghiệm viết email từ chối công việc là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Tiêu chí cho một mẫu email từ chối công việc khéo léo
Thời gian gửi thư
Ngay khi bạn nhận được thư mời làm việc từ nhà tuyển dụng nhưng đã thay đổi ý định, thì thư từ chối phải được gửi đến sau đó 24 giờ để công ty có ngày phương án thay thế. Sự chậm trễ không tạo được thiện cảm với tư cách ứng viên và còn làm giảm khả năng làm việc với công ty sau này.
Hãy nghĩ đến việc bạn đã bỏ qua công việc và muốn nộp đơn lại, liệu nhà tuyển dụng có còn đánh giá cao bạn khi bạn từng làm đình trệ quá trình tuyển dụng?
Viết nội dung email từ chối nhận việc khéo léo
Đặc biệt là phần nêu lý do từ chối, lan man sẽ làm mất thời gian hơn cho cả hai bên, thậm chí nhà tuyển dụng sẽ khó chịu cho rằng bạn không coi trọng doanh nghiệp.
Ngoài ra, cần tránh những lời nói khiếm nhã, những bình luận tiêu cực về bất cứ điều gì khiến bạn không hài lòng trong công việc. Lý do đơn giản là bạn không thể chắc chắn liệu mình có nộp đơn vào đây trong tương lai hay không.
Kinh nghiệm viết email từ chối công việc lịch sự và khéo léo
Dưới đây là những kinh nghiệm giúp bạn có một email từ chối nhận việc thẳng thắn mà vẫn tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng.
Gửi email từ chối nhận việc càng sớm càng tốt
Gửi càng sớm càng tốt chứng tỏ bạn tôn trọng thời gian và công sức của chính nhà tuyển dụng, dù không lấp được vị trí nào bạn cũng có thể tiết kiệm thời gian để nhanh chóng có phương án thay thế.
Thái độ là vô cùng quan trọng
Các nhà tuyển dụng đã phải cân đo đong đếm rất nhiều hồ sơ để chọn ra ứng viên phù hợp và sau đó lên lịch phỏng vấn cho bạn. Đây rõ ràng là một điều đáng để cảm ơn, nhất là khi bạn đang tìm cách từ chối nhận việc khéo léo. Sự biết ơn có trong phần thứ hai của lá thư từ chối sẽ giúp bạn duy trì mối quan hệ tốt giữa hai bên.
Trường hợp công ty đưa ra mức lương chưa phù hợp
Đó là một chủ đề khá nhạy cảm, nhưng nếu bạn hoàn toàn chắc chắn rằng mình sẽ nhận được mức lương cao hơn cho những đóng góp của mình, hãy nói lời cảm ơn và thể hiện sự quan tâm đến công việc và lý do từ chối là vì mức lương. Nhà tuyển dụng sẽ trả lời bằng một lời đề nghị tốt hơn nếu họ thực sự muốn bạn cho công việc. Nếu mức lương cao hơn quan trọng với bạn, hãy chuẩn bị trả lời người phỏng vấn và thảo luận thêm về vấn đề này.
Khéo léo tạo cơ hội giữ liên lạc
Xây dựng mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng có thể giúp bạn làm việc với họ trong tương lai. Bạn có thể bắt đầu xây dựng mối quan hệ bằng cách đưa ra các chủ đề được thảo luận trong email như một sự kiện hoặc hội nghị có sự tham gia của cả bạn và nhà tuyển dụng.
Ví dụ: “Tôi mong gặp lại bạn vào tháng sau tại hội thảo… do công ty tổ chức”, nếu không, bạn có thể sử dụng một câu chào thân thiện như “Rất vui được gặp bạn. Tôi hy vọng chúng tôi có cơ hội làm việc cùng nhau lâu dài trong tương lai.
Từ chối lời mời làm việc không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng chắc chắn rằng với cách mail thư từ chối khéo léo và lịch sự bạn sẽ được đánh giá là một ứng viên chuyên nghiệp và duy trì hình ảnh tích cực trong mắt nhà tuyển dụng. Click VÀO ĐÂY để tải mẫu email từ chối công việc tinh tế.