Để xác định mức độ hài lòng của nhân viên với doanh nghiệp và nắm được tình hình nội bộ, doanh nghiệp có thể thực hiện khảo sát mức độ gắn kết của nhân viên thường xuyên, định kỳ. Khảo sát này không chỉ giúp doanh nghiệp xác định tình hình nội bộ mà còn làm nâng cao năng suất làm việc của nhân viên. Cùng CoDX tìm hiểu về khảo sát mức độ gắn kết giữa nhân viên và doanh nghiệp với 6 bước thực hiện chi tiết qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện |
1. 6 Bước thực hiện khảo sát mức độ gắn kết nhân viên chuyên nghiệp
Để thực hiện khảo sát mức độ gắn kết của nhân viên, doanh nghiệp có thể tham khảo 6 bước sau:
- Bước 1: Lập bảng câu hỏi khảo sát
- Bước 2: Phê duyệt nội dung
- Bước 3: Lên kế hoạch thực hiện khảo sát
- Bước 4: Thực hiện khảo sát
- Bước 5: Thiết lập báo cáo thông qua kết quả khảo sát
- Bước 6: Thuyết trình với lãnh đạo
Bước 1: Lập bảng câu hỏi khảo sát
Trước hết, doanh nghiệp cần lập bảng các câu hỏi trong khảo sát. Các câu hỏi nên được chia ra thành nhiều chủ đề khác nhau để đảm bảo thu thập nhiều thông tin nhất có thể. Một số chủ đề CoDX gợi ý cho doanh nghiệp là:
- Về tính chất công việc
- Về lãnh đạo, quản lý trực tiếp
- Về đồng nghiệp cùng hoặc ngoài phòng ban
- Về các cơ hội phát triển trong doanh nghiệp
Với bảng khảo sát này, doanh nghiệp nên chia câu trả lời theo dạng thang đo từ 1 đến 5: rất không đồng ý đến rất đồng ý. Điều này giúp nhân viên trả lời nhất quán và dễ dàng cho ra các số liệu cụ thể hơn khi báo cáo.
TẢI MẪU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ GẮN KẾT NHÂN VIÊN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
Bước 2: Phê duyệt nội dung
Bước 2, doanh nghiệp cần phê duyệt nội dung đã được soạn thảo trong bảng khảo sát. Để các câu hỏi mang tính khách quan, đánh giá đầy đủ từng khía cạnh, nhân sự phụ trách nên đưa cho lãnh đạo, quản lý xem trước nội dung.
Đây là bước quan trọng để khảo sát mức độ gắn kết của nhân viên trở nên chính xác, phù hợp nhất với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Bước 3: Lên kế hoạch thực hiện khảo sát
Thứ ba, kế hoạch thực hiện khảo sát cần được lên chi tiết, tỉ mỉ. Trong kế hoạch, doanh nghiệp cần xác định đối tượng tham gia khảo sát, gồm nhân sự thuộc phòng ban nào, nhân viên chính thức hay cả thực tập sinh,… Ngoài ra, thời hạn hoàn thành khảo sát, thu thập và nộp báo cáo kết quả cũng cần được làm rõ.
Bước 4: Thực hiện khảo sát
Tiếp theo, doanh nghiệp tiến hành thực hiện khảo sát theo kế hoạch và nội dung đã thống nhất. Trong quá trình khảo sát, doanh nghiệp sẽ gặp các câu trả lời không đạt yêu cầu hoặc câu trả lời có vấn đề. Do đó, với những trường hợp này, doanh nghiệp cần sàng lọc kỹ lưỡng và khảo sát lần hai với các câu hỏi và nhân viên trả lời chưa phù hợp. Đặc biệt, để đảm bảo kết quả đầu ra phản ánh đúng thực trạng của công ty, doanh nghiệp cần theo dõi câu trả lời của nhân sự một cách chặt chẽ.
Bước 5: Thiết lập báo cáo thông qua kết quả khảo sát
Sau khi thực hiện khảo sát, doanh nghiệp thiết lập báo cáo thông qua các kết quả đã thu thập được. Nội dung báo cáo cần được xây dựng thông qua mục tiêu và nội dung các câu hỏi của bảng khảo sát. Ví dụ như khảo sát nhằm xác định mong muốn của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp, niềm tự hào với công ty, khả năng giới thiệu doanh nghiệp đến người quen,…
Về hình thức, báo cáo khảo sát mức độ gắn kết của nhân viên cần được trình bày đơn giản, đi thẳng vào nội dung cần trình bày. Cụ thể, nhân sự phụ trách có thể thêm các bảng, biểu đồ trực quan với các số liệu chi tiết để biểu diễn rõ ràng kết quả khảo sát.
Bước 6: Thuyết trình với lãnh đạo
Bước cuối cùng, nhân sự hoặc nhóm nhân viên phụ trách khảo sát cần thuyết trình với lãnh đạo về kết quả thu thập được. Ngoài trình bày về kết quả, bản thuyết trình cần thể hiện quá trình và kế hoạch thực hiện khảo sát.
Bảng báo cáo có thể sẽ còn nhiều điều cần chỉnh sửa, góp ý từ lãnh đạo sau khi thuyết trình. Người làm báo cáo cần chỉnh sửa lại nội dung theo yêu cầu từ các cấp quản lý trong công ty.
2. Gợi ý câu hỏi khảo sát mức độ gắn kết của nhân viên
Dưới đây là tập hợp gợi ý các câu hỏi khảo sát về mức độ gắn kết nhân viên theo từng nội dung cụ thể mà CoDX đã tập hợp.
Câu hỏi về lãnh đạo
Các câu hỏi về lãnh đạo của doanh nghiệp có thể được triển khai như sau:
- Đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp là hình mẫu cho các giá trị bạn đang theo đuổi?
- Quản lý phòng ban của tôi thấy được tiềm năng và luôn cho phép nhân sự sáng tạo cách làm việc sao cho năng suất nhất?
- Phản hồi của nhân sự được lãnh đạo cân nhắc, xem xét nghiêm túc?
Câu hỏi về văn hóa, mục tiêu và sự tin tưởng với doanh nghiệp
Câu hỏi về văn hóa, mục tiêu và sự tin tưởng với doanh nghiệp trong khảo sát mức độ gắn kết của nhân viên có thể là:
- Tôi hiểu rõ về mục tiêu và văn hóa doanh nghiệp hiện tại?
- Những việc tôi đang làm đang đóng góp cho mục tiêu của công ty?
- Tôi luôn tin tưởng vào những hoạt động và giá trị doanh nghiệp đem lại tới xã hội?
- Văn hóa của doanh nghiệp độc đáo, thú vị khiến tôi muốn chia sẻ với mọi người xung quanh?
Câu hỏi về mức độ hài lòng với công việc
Doanh nghiệp có thể khảo sát về mức độ hài lòng với công việc với các câu hỏi như:
- Tôi thoải mái với các đồng nghiệp cùng phòng ban khi cùng làm việc?
- Tôi tìm kiếm được những lời khuyên, giải pháp hữu ích cho công việc khi chia sẻ với đồng nghiệp, quản lý?
- Công việc hiện tại không ảnh hưởng đến đời sống cá nhân, đặc biệt là tinh thần của tôi?
- Tôi có thể sử dụng kiến thức, kỹ năng thế mạnh của bản thân khi làm việc?
Câu hỏi về cơ hội phát triển nghề nghiệp
Những câu hỏi về cơ hội phát triển nghề nghiệp cũng cần được thiết lập trong nội dung khảo sát:
- Tôi có cơ hội phát triển, tăng lương, thăng chức rõ ràng tại công ty?
- Tôi biết tôi cần đạt được gì để có thể phát triển lên các vị trí cao hơn trong doanh nghiệp?
- Công ty luôn khuyến khích phát triển, đào tạo các nhân viên để phát triển bản thân?
Câu hỏi về phúc lợi. khen thưởng, ghi nhận
Doanh nghiệp nên có những câu hỏi về phúc lợi, khen thưởng và ghi nhận trong khảo sát mức độ gắn kết của nhân viên, cụ thể:
- Nhân viên được ghi nhận thành tích và các ý kiến đóng góp thường xuyên?
- Hình thức khen thưởng nào của công ty bạn thấy thú vị hoặc phù hợp nhất? (câu hỏi mở)
- Tôi hài lòng với phúc lợi hiện tại?
- Bạn có muốn thêm phúc lợi nào cho vị trí của bản thân? (Câu hỏi mở)
3. Lưu ý khi thực hiện khảo sát mức độ gắn kết của nhân sự
Khi thực hiện khảo sát, doanh nghiệp cần lưu ý 3 điều sau:
3.1 Thiết kế khảo sát
Đầu tiên, doanh nghiệp cần thiết kế khảo sát tối ưu với các nội dung đã xây dựng. Công ty có thể thiết kế khảo sát trực tuyến qua các website hoặc form. Những khảo sát trực tuyến này thường có chế độ tự thu thập và cung cấp số liệu, nên rất tiện lợi khi làm báo cáo.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể thiết kế báo cáo trực tiếp qua giấy, tài liệu giấy, Tuy nhiên cách làm này tốn nhiều thời gian, công sức quản lý tiến độ thực hiện khảo sát và báo cáo kết quả. Doanh nghiệp nên lưu ý, dù là khảo sát trực tiếp hay trực tuyến, khảo sát cũng rõ ràng về câu hỏi, hướng dẫn trả lời, yêu cầu về câu trả lời,…
3.2 Lựa chọn câu hỏi khảo sát phù hợp
Lựa chọn câu hỏi khảo sát phù hợp cho khảo sát mức độ gắn kết của nhân viên rất quan trọng. Việc thiết lập nội dung và lựa chọn câu hỏi cần dựa trên mục tiêu và chủ đề chính của bản khảo sát. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên kết hợp nhiều hình thức câu hỏi trong khảo sát, như câu hỏi thang điểm với câu hỏi mở,… để đánh giá sâu hơn ý kiến của nhân viên.
3.3 Chọn thang điểm đánh giá
Cuối cùng, doanh nghiệp nên chọn thang điểm đánh giá phù hợp với câu hỏi và yêu cầu của bảng khảo sát. Thông thường, câu hỏi thang đo được xây dựng qua thang 3 hoặc 5, từ Rất không đồng ý đến Rất đồng ý. Đồng thời, doanh nghiệp có thể thay đổi nội dung đánh giá như Hài lòng,…
Trên đây là những thông tin cơ bản về khảo sát mức độ gắn kết của nhân viên. CoDX hy vọng qua bài viết này doanh nghiệp đã nắm được các nội dung cần có, đồng thời cách xây dựng và lưu ý khi thực hiện khảo sát.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh