Mẫu bảng mô tả công việc nhân viên kinh doanh TIÊU CHUẨN chi tiết nhất

Để tuyển dụng nhân sự phòng kinh doanh, doanh nghiệp cần xây dựng bảng mô tả công việc nhân viên kinh doanh chi tiết, hấp dẫn ứng viên. Ngoài các nội dung cơ bản, HR của doanh nghiệp còn cần nắm được các thông tin khác như rank lương, chỉ tiêu phù hợp. Cùng CoDX tìm hiểu các nội dung ấy và tham khảo mẫu bảng mô tả công việc cho nhân viên kinh doanh qua bài viết dưới đây. 

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

1. Thông tin cơ bản của vị trí nhân viên Kinh doanh

Nhân viên phòng kinh doanh là nhân sự làm việc với khách hàng về các hợp đồng, việc mua bán sản phẩm, dịch vụ,… Họ chịu trách nhiệm chính trong việc đem về doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp thông qua việc tìm kiếm, liên hệ và tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. 

Nhân viên kinh doanh có vai trò quan trọng trong các nhiệm vụ sau đây: 

  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, phù hợp với sản phẩm và dịch vụ công ty cung cấp
  • Liên hệ và trực tiếp giữ mối quan hệ với khách hàng để giới thiệu sản phẩm và thực hiện các thủ tục khác như ký kết hợp đồng,… 
  • Chăm sóc khách hàng, chủ động liên hệ với khách khi có vấn đề
  • Thực hiện triển khai một số giấy tờ, hồ sơ liên quan đến hợp đồng kinh doanh,… 
bảng mô tả công việc nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là những người làm việc trực tiếp với khách hàng

2. Bảng mô tả công việc nhân viên kinh doanh TIÊU CHUẨN 

Bảng mô tả công việc cho nhân viên kinh doanh chi tiết, đầy đủ cần gồm các phần nội dung sau: 

2.1 Mô tả chi tiết nhiệm vụ công việc 

  • Nắm vững và xây dựng bộ giải pháp tùy theo đối tượng khách hàng.
  • Tìm kiếm, khai thác, duy trì và phát triển mối quan hệ với các khách hàng mới, cũ, chuyển khách hàng tiềm năng thành khách hàng chính thức của công ty.
  • Tìm hiểu chi tiết yêu cầu của khách hàng qua từng thời kỳ trong quá trình đeo đuổi ký hợp đồng.
  • Tìm hiểu, nắm vững thị trường thuộc phạm vi giải pháp đảm trách, không ngừng nâng cao kiến thức về nghiệp vụ về hệ thống phần mềm, phần cứng …
  • Phối hợp với SC lập proposal tư vấn giải pháp và báo giá cho KH. 
  • Hỏi giá nhà cung cấp, xác định giá bán, làm báo giá cho khách hàng
  • Làm hợp đồng và theo dõi cho đến khi giao hàng và thanh toán hoàn tất
  • Theo dõi tiến triển đơn hàng, đàm phán với lãnh đạo cấp cao của KH để kết thúc thương vụ. 
  • Đề đạt các chương trình khuyến mãi, dịch vụ, chăm sóc KH sao cho khai thác tốt nhất mối quan hệ với KH, phát triển doanh số.
  • Phối hợp Phòng Kế toán và Đội triển khai để theo dõi công nợ thanh toán từ KH.

2.2 Yêu cầu chuyên môn công việc của nhân viên kinh doanh 

Kiến thức chuyên môn

  • Tốt nghiệp từ Cao Đẳng chuyên ngành về CNTT, Tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh. 
  • Am hiểu về hệ thống Quản lý cảng biển, cung ứng hậu cần.

Kỹ năng

  • Kỹ năng trình bày, Giao tiếp tốt (Nói chuyện thuyết phục, biết khai thác thông tin).
  • Tiếng Anh giao tiếp tốt.

Phẩm chất

  • Không ngại khó, khao khát thành công và khẳng định năng lực bản thân. 
  • Khả năng học hỏi, tiếp thu nhanh  nắm bắt yêu cầu khách hàng.
  • Định hướng phục vụ khách hàng tốt.

2.3 Quyền lợi, quyền hạn và trách nhiệm

Để bảng mô tả công việc nhân viên kinh doanh thêm hấp dẫn, thu hút các Talent pool, doanh nghiệp cần thống nhất các quyền lợi, quyền hạn và trách nhiệm. Một số quyền lợi cho nhân sự phòng kinh doanh có thể là:

  • Lương thưởng theo đúng hoặc có thể cao hơn mức thị trường hiện tại
  • Chế độ đầy đủ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, tai nạn, thất nghiệp, thai sản,…
  • Các hoạt động ngoại khóa thú vị như tiệc sinh nhật hằng tháng, nghỉ dưỡng hằng năm, Year End Party, Teambuilding,… 
  • Chế độ thăm hỏi sức khỏe, nghỉ phép có lương,… theo quy định của doanh nghiệp 
  • Cơ hội thăng tiến rộng mở, review tăng lương, tăng chức 6 tháng/lần, được học tập, trao đổi với các nhân sự giàu kinh nghiệm 

Các quyền hạn cho nhân sự phòng kinh doanh có thể là: 

  • Quyền truy cập vào hồ sơ khách hàng
  • Quyền sử dụng dấu đỏ của công ty khi đã được phê duyệt hợp đồng

Đi đôi với các quyền hạn trên là trách nhiệm bảo mật thông tin khách hàng, hồ sơ công ty,…

bảng mô tả công việc nhân viên kinh doanh
Môi trường làm việc chuyên nghiệp với các nhân sự giỏi là quyền lợi khá hấp dẫn

2.4 Công cụ, phương tiện làm việc

Một phần nội dung cần lưu ý trong bảng mô tả công việc cho nhân viên kinh doanh là quy định về công cụ, phương tiện làm việc.

  • Phương tiện đi làm: Với nhân viên kinh doanh, công việc của họ cần thường xuyên gặp gỡ đối tác, khách hàng để thực hiện trao đổi, ký kết hợp đồng. Do đó, doanh nghiệp nên yêu cầu nhân sự chủ động về phương tiện đi làm. Ngoài ra, với một số sự kiện cụ thể, doanh nghiệp có thể cung cấp phương tiện làm việc hoặc trợ cấp di chuyển cho họ.
  • Công cụ làm việc: Doanh nghiệp có thể yêu cầu có máy tính xách tay cá nhân trong bảng mô tả công việc nhân viên kinh doanh. Tuy nhiên, để bảo mật thông tin, công ty nên cung cấp máy tính bảng, máy tính xách tay cho nhân viên kinh doanh. 

3. Thông tin HR cần biết khi làm bảng mô tả công việc nhân viên kinh doanh

Ngoài những nội dung trên, HR cần tham khảo những thông tin khác về rank lương và KPI cho vị trí nhân viên kinh doanh hiện nay trên thị trường lao động. 

3.1 Rank lương chuẩn trên thị trường 2023

Cụ thể, mức thu thập của vị trí nhân sự phòng kinh doanh hiện nay đang dao động trong khoảng từ 8 đến 15 triệu đồng cho 1 tháng làm việc toàn thời gian. Hầu hết, đây mới là mức lương cơ bản. Nhiều doanh nghiệp áp dụng các chính sách thưởng phần trăm hoa hồng theo hợp đồng thì mức lương này có thể tăng cao hơn. 

Bên cạnh đó, với những cấp bậc khác nhau, doanh nghiệp có thể phải chi trả lương chênh lệch. Như trưởng phòng kinh doanh thường có mức lương 30-40 triệu đồng/tháng. 

bảng mô tả công việc cho nhân viên kinh doanh
Hiện nay, trung bình nhân viên kinh doanh có mức lương 8-15 triệu đồng/tháng

3.2 Các chỉ tiêu KPI nhân viên kinh doanh

Trong bảng mô tả công việc cho nhân viên kinh doanh, HR có thể làm rõ về các chỉ tiêu KPI nhân sự cần đạt được. Những chỉ số KPI được áp dụng cho vị trí này gồm có: 

  • KPI số lượng khách hàng ký kết hợp đồng mới trong tháng, quý,…
  • KPI tỷ lệ chuyển đổi từ chế độ tư vấn sang mua hàng 
  • KPI các khách hàng cũ gia hạn hợp đồng sử dụng dịch vụ

4. Tham khảo mẫu bảng mô tả công việc nhân viên kinh doanh từ CoDX

Để việc xây dựng bảng mô tả công việc nhân viên kinh doanh thêm dễ dàng, thuận tiện, doanh nghiệp có thể tham khảo một số mẫu từ CoDX. Những mẫu này đã có sẵn các nội dung cần thiết. Bộ phận HR có thể tiến hành thay đổi một số nội dung chi tiết nhằm đảm bảo độ phù hợp, chính xác so với vị trí nhân viên kinh doanh công ty đang tuyển dụng. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về bảng mô tả công việc nhân viên kinh doanh. CoDX hy vọng qua bài viết này doanh nghiệp đã nắm được các nội dung quan trọng, các thông tin thiết thực để xây dựng bảng mô tả công việc cho nhân viên kinh doanh hợp lý nhất. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ: