[PHÂN TÍCH 7 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH] Của Apple Trên Toàn Cầu

Hiện nay trên thị trường công nghệ, Apple được xem là một trong những cái tên luôn khiến các đối thủ cạnh tranh phải “dè chừng” bởi chiến lược kinh doanh độc đáo và mới lạ. Sự thành công và phát triển không chỉ nằm ở doanh số cao, mà ở cách Apple định vị thương hiệu và thay đổi cuộc chơi. Hãy cùng CoDX tìm hiểu và phân tích chiến lược kinh doanh của Apple qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc bài viết trên trang Bản tin doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

Đôi nét về thương hiệu Apple – “Kẻ khổng lồ” ngành công nghệ

Apple (Apple Inc.) là một tập đoàn thuộc lĩnh vực công nghệ của Mỹ và được Steve Jobs, Steve Wozniak cùng Ronald Wayne sáng lập vào năm 1976, trụ sở chính đặt tại Cupertino (California).

Apple nắm trong tay hàng loạt các dòng sản phẩm nổi bật như máy tính bảng iPad, điện thoại thông minh iPhone, máy tính cá nhân iMac, máy tính xách tay Macbook, máy nghe nhạc iPod, đồng hồ thông minh Apple Watch, tai nghe không dây AirPods, loa thông minh HomePod, máy phát đa phương tiện kỹ thuật số Apple TV và tai nghe AirPods Max.

Thương hiệu cũng sở hữu hệ điều hành đa dạng bao gồm: macOS, iOS, watchOS, iPadOS, tvOS, trình duyệt web Safari và trình phát đa phương tiện iTunes.

Từ một doanh nghiệp nhỏ, không mấy tên tuổi, với những bước đi phá cách, thông minh về thiết kế và sản phẩm chất lượng cao trong chiến lược Tiếp thị cũng như kinh doanh. Thương hiệu đã nhanh chóng vươn lên để trở thành “Ông lớn” trên toàn cầu và được nhiều người ngưỡng mộ.

1. Phân tích chiến lược kinh doanh của Apple trên toàn cầu 

1.1. Chiến lược phát triển sản phẩm của Apple (Product Development Strategy)

Chiến lược kinh doanh của Apple tập trung phát triển chất lượng sản phẩm bao giờ cũng được thương hiệu chú trọng rất nhiều. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi sản phẩm chính là nòng cốt để thương hiệu phát triển. Có thể thấy, từ những dòng sản phẩm iPhone, iPad, Macbook cho đến các dòng máy nghe nhạc iPod, hay bất kỳ sản phẩm nào của Apple, nhãn hàng đều sử dụng hệ điều hành chính hãng Mac và IOS để truyền tải một thông điệp khẳng định mạnh mẽ rằng sản phẩm của Apple không chỉ đề cao chất lượng mà còn là sự khác biệt và vượt trội hơn các đối thủ.

1.2. Chiến lược kinh doanh của Apple về định giá sản phẩm (Pricing Strategy)

Chiến lược kinh doanh toàn cầu của Apple về việc định giá chắc chắn sẽ là “mảnh ghép” trong bức tranh tổng thể này. Cụ thể, trong quá trình sản xuất, thương hiệu luôn có chiến lược định giá một cách hiệu quả cho sản phẩm của mình cung cấp, phù hợp với những giá trị của chúng mang đến cho khách hàng.

Một vài chiến lược định giá sản phẩm phổ biến của Apple đã áp dụng:

  • Định giá sản phẩm Premium (Premium Pricing Strategy) – Định giá sản phẩm cao cấp.
  • Nhãn hàng định giá sản phẩm theo giá trị (Value-Based Pricing Strategy) – Đây là chiến lược định giá dựa vào giá trị mà người tiêu dùng cảm nhận. Khách hàng sẽ tự trải nghiệm để đánh giá giá trị thật sự của sản phẩm.
  • Apple định giá sản phẩm theo tâm lý người tiêu dùng (Psychology Pricing Strategy) – Thủ thuật tạo hiệu ứng về giá của sản phẩm, chẳng hạn như giá phụ kiện thường nằm ở con số 19 USD.
Chiến lược kinh doanh của Apple về định giá sản phẩm
Apple luôn có chiến lược định giá sản phẩm phù hợp với người dùng

1.3. Chiến lược kinh doanh của Apple về định vị thương hiệu (Brand Positioning Strategy)

Cho đến thời điểm hiện tại, thương hiệu vẫn đang thu hút người tiêu dùng bởi sản phẩm có thiết kế sáng tạo và đáp ứng được cảm xúc của khách hàng. Thông điệp mà nhãn hàng luôn hướng tới “Think Different” (Hãy suy nghĩ khác biệt) đã cho thấy rằng, Apple đang tham vọng đi đầu về sự sáng tạo và cố gắng gắn kết cảm xúc với người tiêu dùng. Với xuất phát điểm ban đầu là định vị thương hiệu, Apple đã phát triển thành những giá trị độc đáo như sau:

  • Hướng tới giá trị của cộng đồng và nhân văn.
  • Tích cực truyền cảm hứng, truyền động lực thông qua ngôn từ và thẩm mỹ.
  • Luôn kết nối với cộng đồng bằng hệ sinh thái của riêng mình.

1.4. Chiến lược phân phối của Apple (Product Distribution Strategy)

Nhờ sức hút mạnh mẽ trong chiến lược kinh doanh của Apple, thương hiệu cũng sở hữu vô số các điểm bán hàng để dễ dàng và thoải mái phân phối các dòng sản phẩm. Một số kênh bán hàng phổ biến của Apple thường sử dụng bao gồm:

  • Trang web.
  • Đại lý của công ty.
  • Bán lẻ theo hình thức online (trực tuyến) từ các website, thương mại điện tử.
  • Cửa hàng chính hãng Apple.
  • Hệ thống bán lẻ điện tử của địa phương.

Điều này đã giúp mạng lưới của nhãn hàng được phủ sóng rộng khắp trên toàn cầu và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.

Chiến lược về kênh phân phối của Apple
Apple sở hữu đa dạng các kênh phân phối sản phẩm

1.5. Chiến lược kinh doanh của Apple về Marketing (Marketing Strategy)

Những bài học từ chiến lược kinh doanh toàn cầu của Apple có lẽ luôn là chủ đề được thảo luận nhiều nhất. Marketing là chiến lược cực kỳ “đỉnh cao” của hãng. Nếu chưa hiểu rõ về Apple, hẳn nhiều người sẽ cảm thấy thương hiệu rất hời hợt trong các hoạt động tiếp thị của mình. Thậm chí những màn ra mắt sản phẩm mới của Apple cũng rất đơn giản, không quảng bá rầm rộ. Nhưng đằng sau đó lại là cả một chiến thuật được chuẩn bị và xây xây dựng cẩn thận. Phần lớn, các chiến lược Marketing của nhãn hàng thường sử dụng đến các thủ thuật liên quan đến tâm lý nhằm kích thích ham muốn của người tiêu dùng. Apple lôi kéo, thu hút khách hàng của mình bằng những cách tự nhiên nhất.

1.6. Chiến lược kinh doanh của Apple về sự cạnh tranh (Competitive Strategy)

Trong suốt hơn 4 thập kỷ xây dựng và phát triển, Apple luôn là thương hiệu có nhiều dấu ấn đặc biệt cùng với những thị phi đi kèm. Với chiến lược cạnh tranh của Apple, những vấn đề tiêu cực này cũng chính là cách để nhãn hàng lợi dụng đánh bóng tên tuổi của mình bằng việc lôi kéo cộng đồng tham gia vào những cuộc tranh luận. Bên cạnh đó, trọng tâm của chiến lược này là tạo nên yếu tố khác biệt, độc nhất so với đối thủ, trở thành một hình mẫu khác biệt hoàn toàn. Từ đó hình thành nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường công nghệ.

1.7. Chiến lược chăm sóc khách hàng của Apple (Customer Service Strategy)

Như đã đề cập ở những phần trên, thương hiệu luôn đầu tư vào việc nâng cao trải nghiệm người dùng và “yêu chiều” cảm xúc của họ rất nhiều. Do đó, chiến lược chăm sóc người dùng của Apple chính là yếu tố then chốt giúp thương hiệu thành công. Apple là một trong số ít nhãn hàng tiêu biểu xem trọng thái độ tôn trọng đến mỗi khách hàng của mình. Đối với Apple, người tiêu dùng không đơn thuần chỉ là những người mang đến lợi nhuận, nguồn doanh thu mà còn là nhân tố đóng góp vào quá trình phát triển thương hiệu. Vì vậy, mọi chiến lược kinh doanh của Apple trong các đợt cải tiến, nâng cấp sản phẩm mới, Apple đều cân nhắc đến phản hồi, ý kiến của khách hàng một cách kỹ lưỡng.

Chiến lược chăm sóc khách hàng của Apple
Apple luôn quan tâm đến trải nghiệm của khách hàng

2. Chiến lược kinh doanh của Apple tại Việt Nam

Thị trường Việt Nam luôn được xem là “mảnh đất màu mỡ” đối với các thương hiệu lĩnh vực công nghệ. Mặc dù mức thu nhập bình tuần của người dân không quá cao nhưng độ “chịu chơi” thì rất lớn. Do đó, thị phần của những mặt hàng công nghệ, đặc biệt là điện thoại di động thông minh tại Việt Nam luôn giữ vị trí cao. Thị phần của Apple tại Việt Nam cũng không nằm ngoài đó, mức độ tiêu thụ luôn dẫn đầu. Vì vậy, nhiều người hẳn sẽ tò mò về chiến lược kinh doanh của Apple tại Việt Nam được xây dựng như thế nào? Hay có điều gì đặc biệt đằng sau?

Thế nhưng, điều này khiến chúng ta phải bất ngờ khi trong suốt thời gian dài Việt Nam không được Apple đầu tư quá nhiều. Khoảng thời gian trước, các hoạt động kinh doanh của thương hiệu tại Việt Nam phải chịu sự quản lý của Thái Lan. Về sau này, hãng mới phân chia nhỏ lại hơn các vùng quản lý tại khu vực Đông Nam Á gồm 4 khu thị trường: Singapore, Thái Lan, Philippines và Malaysia. Việt Nam vẫn chưa góp tên trên danh sách này và cũng không có bất cứ một hoạt động tiếp thị nào. Nói một cách khách, hoạt động kinh doanh của Apple tại Việt Nam mang tính chất tự phát nhiều hơn. Tuy nhiên, cho đến năm 2014, thương hiệu đã chính thức chia Việt Nam ra thành thị trường riêng, nhưng vẫn rất nhỏ so với thị trường các quốc gia khác và những hoạt động kinh doanh đều phải đợi phía trên và ảnh hưởng sâu sắc từ các nước.

Chiến lược kinh doanh của Apple tại Việt Nam
Chiến dịch Think Different – Không bán sản phẩm, chỉ bán trải nghiệm

Thông qua các chiến lược kinh doanh của Apple, chúng ta có thể nhận thấy được sự khác biệt của  “ông lớn” này so với các đối thủ cùng ngành. Apple đã thành công chiếm lĩnh thị trường, không ngừng ra mắt dòng sản phẩm mới nhưng doanh số vẫn dẫn đầu mà không phải hãng nào cũng đạt được. Hi vọng với những chia sẻ trên của Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển Đổi Số CoDX sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Hãy truy cập trang web của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức nữa nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh