Tình trạng nghỉ việc và thay đổi chỗ làm hiện nay rất phổ biến. Nguyên nhân phần lớn là vì người lao động không được đáp ứng các nhu cầu về cảm xúc. Ngày nay mức lương cảm xúc cũng như sự hài lòng trong công việc với tầm nhìn và giá trị tương lai rất quan trọng. Vậy nên làm thế nào để xây dựng chính sách lương cảm xúc chi phí thấp?
Trước khi xây dựng chính sách lương cảm xúc hãy hiểu rõ nhu cầu cảm xúc của nhân viên
Chiến lược xây dựng “Lương cảm xúc” hiệu quả
Để xây dựng chính sách lương cảm xúc chi phí thấp trước tiên các cấp lãnh đạo, quản lý cần chú trọng đưa ra các chiến lược thật phù hợp. Có thể kể đến như sau:
Thu thập nguyện vọng, ý kiến đóng góp của nhân viên về doanh nghiệp
Sau khi tuyển dụng, nhiều nhà quản lý ít quan tâm đến việc nhân viên cảm thấy và trải nghiệm môi trường làm việc như thế nào so với khi tuyển dụng. Ấn tượng tốt, lòng trung thành của nhân viên sẽ bị tác động trước môi trường, thái độ quản lý, đồng nghiệp… Khi phỏng vấn các nhà tuyển dụng thường hỏi: “Bạn mong muốn điều gì khi đến với chúng tôi?” Vì vậy mỗi ứng viên thường có những kỳ vọng riêng. Do đó, sau khi nhận việc nếu không đạt được những kỳ vọng đó họ sẽ dễ chán nản. Lúc này nghĩ đến việc ra đi là điều không thể tránh khỏi.
Nếu doanh nghiệp mong muốn phát triển chiến lược trải nghiệm nhân viên tốt nhất để phát triển bền vững, việc thu thập nguyện vọng, ý kiến của nhân viên là thật sự cần thiết. Việc này sẽ giúp điều chỉnh kế hoạch phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty hiệu quả hơn. Đó có thể các cuộc khảo sát nội bộ theo quý, theo năm… Ngoài ra, lắng nghe trải nghiệm trên mạng xã hội của các nhân viên cũng là một cách hiệu quả để đưa ra các ý tưởng xây dựng chiến lược đáp ứng mức lương cảm xúc hiệu quả.
Xây dựng “Chân dung khách hàng” cho nhân viên
Mỗi nhân viên làm việc đóng vai trò như một khách hàng của công ty. Công việc chính là một sản phẩm. Mỗi khách hàng đều có cá tính riêng, yêu cầu đối với sản phẩm và tất nhiên là có cảm nhận của riêng họ.. Tuy nhiên, hầu hết các công ty đều đối xử với tất cả những “khách hàng” này giống nhau. Điều này dẫn đến kế hoạch trải nghiệm của nhân viên không chính xác.
Các công ty cần phải linh hoạt. Với các vị trí khác nhau, vai trò khác nhau, quản trị nhân sự cần chủ động, tìm hiểu chân dung, yêu cầu và mong muốn để tối ưu hóa trải nghiệm. Đây là một chiến lược xây dựng “lương cảm xúc” khôn ngoan. Tuy nhiên lại ít có công ty thực hiện được.
Xem ngay: “Lương cảm xúc” hay “lương vật chất” quan trọng hơn?
Thiết kế “chân dung nhân viên” trong từng giai đoạn
Thiết kế và tạo “chân dung nhân viên” trong từng giai đoạn cũng là một chiến lược phổ biến. Quản lý nhân sự cần biết cách chia nhỏ mục tiêu, tiếp nhận yêu cầu, đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm cho nhân viên trong mọi giai đoạn. Ví dụ: Trong giai đoạn tuyển dụng, ứng viên muốn gì, Onboarding phải đáp ứng những điều kiện gì, nhu cầu và mong muốn của họ được xác nhận như thế nào, có phù hợp hay không và nên điều chỉnh nó như thế nào?…
Hành trình nhân viên thường trải qua bao gồm: Tuyển dụng, tiền Onboarding, Onboarding, giao tiếp, tương tác và xây dựng mối quan hệ, khẳng định bản thân, được khen thưởng, thăng tiến và rời đi. HR nên xác định và chia nhỏ từng giai đoạn… để có những phản hồi chính xác nhất cho việc đề xuất các nhu cầu của nhân viên. Khi “lương cảm xúc” được đáp ứng phù hợp theo chân dung đó thì việc giữ chân nhân tài cũng dễ dàng hơn.
Triển khai chính sách lương cảm xúc với mức chi phí cực thấp
Thực tế, trong môi trường của bất kỳ công ty nào cũng có những phúc lợi riêng cho nhân viên. Tuy nhiên việc tạo ra trải nghiệm đúng đắn, các chuyên gia cho rằng các cấp lãnh đạo phải bắt đầu bằng sự thay đổi tư duy. Sự thay đổi tư duy đó phải xuất phát từ người đứng đầu. Để nhân viên thích đến làm việc mỗi ngày, các doanh nghiệp cần phải đầu tư vào môi trường làm việc tốt, cân bằng giữa khả năng làm việc, cơ hội tài chính và xây dựng kinh nghiệm.
Hiện nay với giải pháp Ví thưởng nhân viên của CoDX thì việc xây dựng “lương cảm xúc” đã phần nào dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Các doanh nghiệp đang mong muốn triển khai chính sách lương cảm xúc với mức chi phí cực thấp có thể tham khảo công cụ này.
Xem ngay: 5 cách triển khai lương cảm xúc trong doanh nghiệp
Chi phí triển khai thấp
Việc tìm kiếm một phần mềm cho thuê chưa bao giờ là dễ dàng như hiện nay. Tuy nhiên quá nhiều hệ thống phân mảnh, quá nhiều hệ thống không đáp ứng nghiệp vụ chuyên sâu khi vận hành thực tế. Với CoDX Ví thưởng nhân viên sẽ dễ dàng và tiết kiệm hơn cả. Sản phẩm còn cung cấp Trải nghiệm miễn phí ngay sau khi bạn đăng ký.
Tiết kiệm chi phí khi vận hành
Chi phí thuê phần mềm không chỉ gồm giá trị thuê mà còn chi phí nhân viên sử dụng vận hành. CoDX chỉ tính số Người dùng tham gia sử dụng hệ thống theo vai trò. CoDX không tính quy mô công ty hay số lượng nhân viên bạn quản lý trong hệ thống. CoDX linh động thuê theo tháng giúp việc triển khai hệ thống dễ dàng. CoDX chỉ tính thời gian thuê sau khi đã hướng dẫn sử dụng hệ thống.
Giảm chi phí hành chính
Ví thưởng nhân viên CoDX được thiết kế theo vai trò với mọi phân hệ vận hành đó là:
- Hệ thống tính năng nghiệp vụ dành cho Bộ phận nghiệp vụ (Phòng Nhân sự, Phòng Kinh doanh, Phòng Kế toán, Phòng Hành Chính, Phòng CNTT, Phòng Mua hàng …) tùy theo phân hệ cần thuê.
- Hệ thống tính năng nghiệp vụ dành cho Nhân viên tùy theo phân hệ nghiệp vụ đã thuê, CoDX cung cấp hệ thống tính năng dành cho Nhân viên thực hiện Dịch vụ trực tuyến.
Chính sách thuê của CoDX là tùy theo yêu cầu triển khai, bạn có thể chọn mua User nghiệp vụ hoặc User dành cho nhân viên hoặc cả hai loại User này như vậy sẽ giúp tối ưu chi phí hiệu quả hơn cả.
Xây dựng chính sách lương cảm xúc là một kế hoạch “đi đường dài” để phát triển công ty bền vững. Chính vì thế mà việc tiết kiệm chi phí rất cần thiết. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm về phần mềm Ví thưởng nhân viên hữu ích này ngay hôm nay!