Các biện pháp bảo vệ dữ liệu tối ưu cho doanh nghiệp

Khi công nghệ ngày càng phát triển, các thông tin dữ liệu dễ dàng bị đánh cắp hay rò rỉ. Chính vì thế, các biện pháp bảo vệ dữ liệu luôn được các tổ chức, doanh nghiệp chú trọng đầu tư và thường xuyên cập nhật, nâng cấp. 

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức chuyển đổi số của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Cùng CoDX tìm hiểu ngay việc bảo mật dữ liệu tối ưu được sử dụng phổ biến hiện nay ngay trong bài viết này.

1. Tại sao cần bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp?

Mỗi doanh nghiệp khi thành lập và bắt đầu hoạt động trên thị trường đều có những thông tin, dữ liệu cũng như các “bí mật” về quy trình kinh doanh cần được bảo mật. Chính vì thế, áp dụng các biện pháp bảo vệ dữ liệu ngay từ những buổi đầu tiên là rất cần thiết.

Đặc biệt, trong tình hình an ninh mạng ngày càng phức tạp, việc bảo mật dữ liệu được xem là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Áp dụng bảo mật cho các hệ thống quản lý tài liệu đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp tránh được nhiều rủi ro không mong muốn. 

Đồng thời, cũng góp phần quản lý hay vận hành một cách hiệu quả và dễ dàng hơn.

các biện pháp bảo mật dữ liệu
Các đối tượng có thể xâm nhập vào hệ thống thông tin, dữ liệu nếu bạn không có các biện pháp bảo mật tốt

2. Các biện pháp bảo vệ dữ liệu tối ưu nhất

Các biện pháp bảo vệ dữ liệu đòi hỏi phải cập nhật liên tục và kết hợp giữa nhiều bộ phận trong doanh nghiệp hay tổ chức. Sau đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo:

  • Thực hiện sao lưu backup dữ liệu thường xuyên
  • Phân quyền khi chia sẻ dữ liệu
  • Sử dụng công nghệ bảo mật
  • Giải pháp phần cứng
  • Giải pháp về con người

2.1 Thực hiện sao lưu backup dữ liệu thường xuyên

Số lượng thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp luôn tăng lên mỗi ngày và không dừng lại cho đến khi kết thúc hoạt động trên thị trường. Trong đó, một số đóng vai trò rất quan trọng, đôi khi liên quan đến các vấn đề pháp lý hay quyền lợi. 

Các biện pháp bảo vệ dữ liệu
Sao lưu hay backup dữ liệu nên được thực hiện thường xuyên

Vì thế, các biện pháp bảo vệ dữ liệu như sao lưu (backup) nên được thực hiện một cách thường xuyên và đều đặn. Có hai cách thường được áp dụng là:

  • Local backup: sử dụng các thiết bị bộ nhớ như ổ cứng, USB, đĩa,… 
  • Online backup: sử dụng các điện toán lưu trữ đám mây.

2.2 Phân quyền khi chia sẻ dữ liệu

Phân quyền là một trong các biện pháp bảo vệ dữ liệu tối ưu, có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý cũng như kiểm soát người có thể truy cập vào hệ thống. Điều này không chỉ bảo mật dữ liệu mà còn có thể dễ dàng truy vết khi có rủi ro xảy ra. 

Dữ liệu có thể được phân quyền dựa trên các yếu tố như vai trò người truy cập, phạm vi truy cập, chức năng hay cấp bậc. Theo đó, mỗi nhân viên ở các bộ phận khác nhau sẽ có quyền truy cập với một giới hạn phù hợp vào hệ thống chung. 

2.3 Sử dụng công nghệ bảo mật

Trong thời đại công nghệ số ngày càng phát triển, nhiều giải pháp tối ưu hơn được áp dụng vào các biện pháp bảo vệ dữ liệu. Có thể kể đến như:

  •  SSH Key: là lựa chọn cho doanh nghiệp khi muốn đảm bảo tính an toàn trong việc truy cập máy chủ từ xa hoặc thực hiện các hoạt động khác liên quan đến SSH. Công nghệ này sẽ giúp hệ thống dữ liệu tránh khỏi nguy cơ bị tấn công trực tuyến.
  • Tường lửa: được sử dụng để bảo vệ mạng máy tính khỏi các mối đe dọa và tấn công mạng. Chức năng chính của tường lửa là kiểm soát luồng dữ liệu, dựa trên hệ thống chính sách bảo mật đã được cấu hình để quyết định nguồn nào có thể truy cập vào mạng nội bộ.
Biện pháp bảo mật dữ liệu
Tường lửa là một trong các biện pháp bảo vệ dữ liệu thường được áp dụng
  • Mã hóa SSL và TLS: SSL (Secure Sockets Layer) và TLS (Transport Layer Security) đều là giao thức bảo mật được sử dụng để mã hóa dữ liệu trên Internet. Chúng đảm bảo tính toàn vẹn  và bảo mật thông tin dữ liệu trong quá trình truyền tải dữ liệu từ máy tính người dùng sang máy chủ. TLS được xem là phiên bản nâng cấp của SSL, được áp dụng nhiều trong các biện pháp bảo vệ dữ liệu.

2.4 Giải pháp phần cứng

Giải pháp phần cứng cũng được xem là biện pháp bảo vệ dữ liệu tối ưu. Nó bao gồm nâng cấp hệ thống máy tính, chọn các máy chủ có tính năng bảo mật cao và được thiết kế để chống lại các cuộc tấn công. 

Khi có một nền tảng chính vững mạnh, việc kết hợp với các biện pháp còn lại sẽ giúp bạn tạo nên một hệ thống bảo vệ, bảo mật dữ liệu mạnh và hiệu quả nhất.

2.5 Giải pháp về con người

Các biện pháp bảo vệ thông tin, dữ liệu không thể nào thực hiện nếu chỉ dựa vào công nghệ và kỹ thuật. Do đó, ta phải kết hợp thêm yếu tố con người, hướng dẫn đào tạo nhân viên trong việc quản lý dữ liệu là rất cần thiết.

Đồng thời, phải thường xuyên phổ biến cũng như cập nhật những chính sách an ninh, bảo mật thông tin dữ liệu. Ngoài ra cũng nên đề cập đến những rủi ro, nguy cơ có thể gặp phải để toàn thể nhân viên có các biện pháp bảo vệ dữ liệu nhanh chóng nhằm tối thiểu hóa thiệt hại khi có vấn đề xảy ra.

Trên đây là các biện pháp bảo vệ dữ liệu tối ưu cho doanh nghiệp mà CoDX đã chia sẻ. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ hữu ích và giúp quá trình bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp trở nên tối ưu hơn. Theo dõi CoDX để cập nhật thêm nhiều bài viết hay và bổ ích.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: