Hiện nay, đối với các doanh nghiệp, việc xây dựng một chiến lược tiếp thị đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi điều này sẽ giúp công ty có thể tiếp cận được với những khách hàng mục tiêu, giữ vị thế vững chắc trên thị trường và đạt được những thành công nhất định trong kinh doanh. Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực Marketing, hãy cùng CoDX tìm hiểu và phân tích chiến lược này trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức Kiến thức chuyển đổi số của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện. |
1. Chiến lược tiếp thị là gì?
Chiến lược tiếp thị (hay còn gọi là: chiến lược marketing) được hiểu một cách đơn giản là đề cập đến một kế hoạch tổng thể mà công ty sử dụng để tiếp cận người dùng tiềm năng và biến họ trở thành khách hàng của sản phẩm hay dịch vụ của họ.
Chiến lược này đa số có tính chất dài hạn, là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh tổng thể đối với bất kỳ công ty nào, dù là các doanh nghiệp nhỏ hay lớn. Một chiến lược Marketing chi tiết bao gồm “04 chữ P” của tiếp thị: Sản phẩm (Product) – Giá cả (Price) – Địa điểm (Place) – Khuyến mãi (Promotion).
Một số thành phần và yếu tố sẽ ảnh hưởng đến chiến lược Marketing. Ví dụ:
- Mục tiêu hiện tại của công ty.
- Sứ mệnh, thông điệp chính truyền tải.
- Nghiên cứu và phân tích thị trường.
- Thông tin về khách hàng mục tiêu.
- Thông tin nghiên cứu và phân tích về đối thủ cạnh tranh, những kênh truyền thông,…
2. Phân loại các chiến lược tiếp thị phổ biến
Đối với những công ty vừa và nhỏ có thể áp dụng 5 loại chiến lược marketing đỉnh cao dưới đây:
- Chiến lược marketing mix;
- Chiến lược marketing theo phân khúc;
- Chiến lược digital marketing;
- Chiến lược marketing cạnh tranh;
- Chiến lược content marketing.
2.1. Chiến lược tiếp thị hỗn hợp (Marketing mix)
Đây là chiến lược có sự kết hợp của 4 yếu tố “P” chủ đạo mà công ty muốn hướng tới. Vì vậy, chiến lược Marketing Mix còn có tên gọi khác là chiến lược “4Ps”. Cụ thể bao gồm:
- P1 – Product (Sản phẩm): Thực hiện nghiên cứu và nắm bắt các ưu điểm nổi bật của hàng hóa, dịch vụ của một thương hiệu, công ty để kích thích hành vi mua hàng của các đối tượng mục tiêu.
- P2 – Price (Giá cả): Yếu tố then chốt quyết định doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu tiền. Khi hoạch định chiến lược kinh doanh về giá hàng hóa, doanh nghiệp cần cân nhắc giá trị thực và giác trị cảm nhận của hàng hóa đó. Công ty phải nghiên cứu và tận dụng các ưu điểm của sản phẩm hay dịch vụ để định giá phù hợp, từ đó thu hút khách hàng mục tiêu.
- P3 – Place (Địa điểm): Xây dựng các điểm bán phù hợp với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp để tối ưu quy trình đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
- P4 – Khuyến mãi (Promotion): Thực hiện triển khai các hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng, tiếp thị hàng hóa và dịch vụ qua mạng xã hội,… nhằm tối ưu hiệu quả chuyển đổi cho doanh nghiệp.
2.2. Chiến lược Marketing phân khúc
Chiến lược tiếp thị theo phân khúc sẽ được chia thành 03 nhóm phân khúc khách hàng chính mà các doanh nghiệp nên xem xét để xây dựng chiến lược phù hợp:
- Nhóm 1 – Khác biệt hóa: Phân khúc này thường được vận hành với ngân sách cao, nhưng hiệu quả mang lại rất cao do làm thỏa mãn được các nhu cầu và vấn đề của tệp khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đã chọn lựa.
- Nhóm 2 – Tập trung: Chỉ tập trung duy nhất vào phân khúc khách hàng được chọn cùng phạm vi đã được xác định để tối ưu hóa chi phí, ngân sách và khả năng chuyển đổi.
- Nhóm 3 – Đại trà: Được sử dụng cho các hoạt động, chiến dịch mang tính bao quát để có thể tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
2.3. Chiến lược tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing)
Chiến lược Digital Marketing dưới sự bùng nổ của tảng kỹ thuật số được sử dụng phổ biến hiện nay thông qua nền tảng này. Cụ thể:
- Chiến lược thực hiện để thu hút các khách hàng mục tiêu nhằm tăng khả năng chuyển đổi mua sản phẩm một cách tự nhiên thông qua phát triển nội dung,…
- Khai thác mạng xã hội như một nền tảng bán hàng tiềm năng, giúp công ty gia tăng tương tác và kết nối dễ dàng với người dùng.
- Thường xuyên theo dõi các chỉ số đo lường hiệu quả để thực hiện các chiến dịch thực thi một cách kịp thời, giúp chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số được tối ưu hóa.
2.4. Chiến lược tiếp thị cạnh tranh
Đối với chiến lược này, doanh nghiệp luôn tập trung vào các hoạt động nghiên cứu để gia tăng lợi thế thế cạnh tranh với những đối thủ trên thị trường. Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần nghiên cứu chuyên sâu về đối thủ cũng như xác định vị trí của mình để hoạch định chiến lược hiệu quả nhất.
- Nếu doanh nghiệp xếp trên các đối thủ cạnh tranh, bạn hãy cân nhắc thực hiện chiến lược duy trì vị trí.
- Nếu đối thủ xếp trên công ty bạn, hãy xem xét thực hiện việc tạo lợi thế sản phẩm, dịch vụ và mở rộng thị trường theo chiều ngang hoặc dọc.
2.5. Chiến lược Content Marketing
Chiến lược content marketing khai thác nội dung hấp dẫn, ý nghĩa và phù hợp với từng đối tượng khách hàng để phát triển doanh nghiệp trong mục tiêu về cả ngắn hạn và dài hạn.
3. Cách xây dựng chiến lược tiếp thị bùng nổ doanh số
Nếu bạn đang loay hoay bài toán xây dựng chiến lược marketing mang lại doanh thu, 6 bước chi tiết dưới đây sẽ vô cùng hữu ích cho bạn:
- Bước 1: Xác định mục tiêu;
- Bước 2: Nghiên cứu thị trường, xác định phân khúc khách hàng;
- Bước 3: Xác định khách hàng mục tiêu;
- Bước 4: Chọn chiến lược phù hợp và lên kế hoạch;
- Bước 5: Triển khai chi tiết công việc trong kế hoạch;
- Bước 6: Theo dõi, phân tích, đánh giá kết quả.
3.1. Bước 1: Xác định mục tiêu của chiến lược tiếp thị
Việc xác định mục tiêu sẽ căn cứ theo chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Các mục tiêu Marketing có thể là tăng doanh số, nâng cao nhận thức thương hiệu, gia tăng số lượng tiêu thụ hàng hóa,…
3.2. Bước 2: Nghiên cứu thị trường, xác định phân khúc khách hàng
Công ty có thể sử dụng các công cụ kỹ thuật số để hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu thị trường và xác định phân khúc khách hàng như: mô hình SWOT, Ansoff,… Từ đó, dựa vào những dữ liệu thu thập được, doanh nghiệp thực hiện phác họa những tưởng tượng ban đầu cho từng phân khúc khách hàng mà thương hiệu muốn hướng tới.
3.3. Bước 3: Xác định khách hàng mục tiêu của chiến lược tiếp thị
Đối tượng khách hàng là tâm điểm ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, bạn cần xác định rõ về nhu cầu, hành vi, thói quen, tính cách, tâm lý,… nhằm hiểu sâu hơn các đặc điểm chi tiết của từng đối tượng khách hàng của mình.
3.4. Bước 4: Chọn chiến lược Marketing phù hợp và lên kế hoạch
Đây là bước quan trọng góp phần tạo nên một chiến lược Marketing thành công. Những hoạt động đầu tiên cần làm là: Định hướng hệ thống giá trị, sản phẩm, dịch vụ, con người, kênh truyền thông – tiếp thị cùng các yếu tố khác.
Hoạt động tiếp theo chính là lên kế hoạch để chuẩn bị cho chiến lược tiếp thị: Kế hoạch marketing tổng thể, kế hoạch content marketing, kế hoạch digital marketing, kế hoạch bán hàng/ sau bán hàng/ hỗ trợ khách hàng cùng các kế hoạch khác.
3.5. Bước 5: Triển khai chi tiết công việc trong kế hoạch
Sau khi đã lên kế hoạch cho chiến lược, doanh nghiệp sẽ bắt đầu triển khai chi tiết các công việc và thực thi kế hoạch. Thương hiệu nên xem xét đến thứ tự ưu tiên các đầu mục công việc, nhiệm vụ có khả năng mang lại hiệu quả cao nhất. Công ty cần chia nhỏ mục tiêu chung của chiến lược thành các mục tiêu nhỏ để triển khai và giám sát một cách dễ dàng, hiệu quả.
3.6. Bước 6: Theo dõi, phân tích, đánh giá kết quả chiến lược tiếp thị
Để thực hiện bước này hiệu quả, thương hiệu nên tổ chức các chỉ số, quy chuẩn để theo dõi, phân tích và đánh giá hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, quá trình này cũng giúp bạn kịp thời đưa ra các phương án xử lý khi có những phát sinh không đáng có trong chiến lược.
4. Lợi ích của chiến lược Marketing trong kinh doanh
- Sự công nhận về thương hiệu: Giúp tạo nên dấu ấn về thương hiệu của bạn trong tâm trí người tiêu dùng.
- Thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng lòng trung thành: Điều này cho phép bạn xác định đối tượng khách hàng tiềm năng và khách hàng thực sự của mình căn cứ vào nghiên cứu tâm lý và nhu cầu của họ.
- Cung cấp thông tin: Những đặc điểm nổi bật của sản phẩm hay dịch vụ là những gì được doanh nghiệp dùng để giới thiệu đến khách hàng, từ đó lôi kéo sự chú ý của người dùng đối với sản phẩm.
- Kích thích sự tò mò: Việc làm cho người tiêu tiêu dùng nhìn thấy và nghe về sản phẩm của doanh nghiệp sẽ kích thích sự tò mò của họ. Qua đó kích thích họ tìm hiểu thêm về sản phẩm của bạn.
Trên đây là tất cả những thông tin chi tiết mà doanh nghiệp cần nắm rõ để triển khai và thực hiện một cách hiệu quả chiến lược tiếp thị và mang lại thành công cho bạn. Hãy tiếp tục theo dõi website của Công Ty Hợp Tác Chuyển Đổi Số CoDX để cập nhật lĩnh vực Marketing – Truyền thông một cách nhanh chóng và hữu ích nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh