360 degree feedback là gì? Lợi ích và hạn chế khi triển khai

360 degree feedback là một phương pháp thu thập thông tin phản hồi của nhân sự về quy trình làm việc, văn hóa doanh nghiệp và cách ứng xử của mỗi thành viên trong tổ chức vô cùng hiệu quả. Khi tổ chức áp dụng 360-degree feedback thành công thì có thể hiểu rõ hơn về những điểm hài lòng hoặc không hài lòng, từ đó có những chiến lược cải thiện kịp thời.

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức Trang tin quản trị CoDX của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Cùng CoDX tìm hiểu tổng quan về hình thức phản hồi này qua bài viết sau nhé!

1. 360 degree feedback là gì?

360 Degree feedback là phương pháp phản hồi có hệ thống về kết quả công việc, hành vi, kỹ năng chuyên môn hoặc năng lực làm việc của một cá nhân từ nhiều nguồn khác nhau.

360 degree feedback
360-degree feedback là phương pháp phản hồi có hệ thống về kết quả công việc, hành vi, kỹ năng chuyên môn của nhân viên

Đây được đánh giá là một trong những hình thức thu thập thông tin liên quan đến những khía cạnh đo lường trong các thức thực hiện công việc (cách ứng xử, thái độ làm việc, hành vi lãnh đạo,…) hiệu quả nhất.

2. Đối tượng có thể tham gia 360 degree feedback

360 degree feedback cho phép người quản lý thu thập ý kiến phản hồi từ nhiều hướng khác nhau. Tuy nhiên, những đối tượng này phải có mối quan hệ gắn kết trong công việc và có thời gian làm việc chung đủ dài để cho ra những phản hồi chân thực, giá trị nhất.

Thông thường, các đối tượng tham gia 360-degree feedback chia thành 6 nhóm sau đây:

  • Cấp trên: Quản lý trực tiếp hoặc lãnh đạo cấp cao.
  • Đồng cấp: những vị trí có cùng cấp bậc trong cùng khối phòng hoặc liên phòng ban.
  • Cấp dưới: cấp dưới trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • Đồng nghiệp: những người cùng làm việc đến từ nhiều phòng ban khác nhau, không phân biệt cấp bậc.
  • Khách hàng, đối tác: gồm có khách hàng/đối tác nội bộ và bên ngoài, đây là những người hợp tác cùng doanh nghiệp hoặc cung cấp dịch vụ.
  • Bản thân: đối với hình thức phản hồi 360 độ này, chính bản thân chúng ta cũng có thể thực hiện đánh giá cho mình.
360 degree feedback
6 Đối tượng có thể tham gia phản hồi

Mỗi ý kiến phản hồi sẽ bộc bạch mong muốn, kỳ vọng của những người tham gia đối với một cá nhân cụ thể nào đó.

3. Lợi ích của hình thức 360 degree feedback

Dưới đây là 5 lợi ích mà phương pháp phản hồi 360 độ mang lại cho doanh nghiệp và đội ngũ nhân sự:

360 degree feedback
5 Lợi ích mà hình thức phản hồi 360 độ mang lại cho doanh nghiệp và nhân viên

3.1 Cung cấp góc nhìn khách quan, đa chiều

360 degree feedback ra đời nhằm mục đích nhằm thay thế cho phương pháp phản hồi 1:1 chủ quan. Bởi vì với những thông tin phản hồi đến từ nhiều nguồn sẽ mang lại cho nhà quản lý cái nhìn khách quan hơn về nhân viên hay chính bản thân mình.

Ngoài ra, nhờ vào sự tham gia phản hồi đến từ nhiều đối tượng với các vai trò khác nhau, do đó kết quả đánh giá sẽ được thể hiện ở đa dạng khía cạnh, từ đó đi đến sự kết luận chính xác hơn.

3.2 Phản hồi thẳng thẳng thắn

Với hình thức đánh giá thông thường, đa số mọi người thường e ngại ảnh hưởng đến mối quan hệ đồng nghiệp hoặc ảnh hưởng đến chính bản thân mình nên kết quả phản hồi thường là tích cực.

Tuy nhiên, 360-degree feedback với tính năng phản hồi ẩn danh cho phép người tham gia thoải mái đưa ra các ý kiến đóng góp chính xác mà không lo ngại những vấn đề kể trên. 

360-degree feedback
Tính năng phản hồi ẩn danh cho phép người tham gia thẳng thắn đưa ra các ý kiến đóng góp

3.3 Nhìn nhận tốt hơn về bản thân

Nguồn thông tin khách quan và đa chiều mà phương pháp 360 degree feedback cung cấp có thể giúp cá nhân có những nhìn nhận tốt hơn về bản thân. Họ có thể hiểu rõ những điểm mạnh cũng hạn chế của bản thân, từ đó xây dựng kế hoạch cải thiện và phát triển cá nhân tương ứng trong tương lai.

3.4 Nâng cao hiểu biết về nhân viên

Kết quả khảo sát theo phương thức 360-degree feedback được tổng hợp từ nhiều nguồn ý kiến khác nhau và thường tập trung vào những khía cạnh công việc, hành vi ứng xử. Ngoài ra, với hình thức phản hồi 360 độ này, nhà quản lý có thể nhìn nhận nhân viên của mình từ những vai trò khác nhau.

Nhờ đó, các nhà quản lý (đặc biệt là người quản lý mới) có thể hiểu biết hơn về kỹ năng, thái độ và năng lực của nhân viên của mình.

360-degree feedback
Kết quả phản hồi giúp người quản lý hiểu hơn về nhân viên

3.5 Nâng cao hiệu suất làm việc

Phản hồi 360 độ giúp mọi người có cái nhìn rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu của chính bản thân họ. Thông qua đó, có những cải thiện nhất định để ngày càng phát triển tốt hơn. Đây là một yếu tố rất cần thiết để kết quả làm việc đội nhóm trong tổ chức đạt kết quả tốt nhất.

Không chỉ mang lại kết quả cho nhân viên, các nhà quản lý và lãnh đạo cũng dễ dàng nhìn nhận được hạn chế của bản thân. Từ đó, không ngừng trau dồi và có những chương trình phát triển nhất định để nâng cao năng lực lãnh đạo.

4. Hạn chế của hình thức 360-degree feedback

Bên cạnh những ưu điểm mạnh mẽ trên, hình thức 360 degree feedback vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

phản hồi 360 độ
5 Hạn chế mà hình thức phản hồi 360 độ mang lại cho doanh nghiệp và nhân viên

4.1 Tính hợp lý của kết quả phản hồi

Bởi vì kết quả thu về là ẩn danh, do đó chúng ta khó có thể đánh giá chúng có hợp lý hay không. Nếu biết được người đánh giá là ai thì người quản lý phần nào kiểm chứng được sự hợp lý của ý kiến phản hồi đó.

Có thể nói, ẩn danh vừa là ưu điểm cũng vừa là hạn chế của phương pháp 360-degree feedback.

4.2 Không thể hiện được kết quả chi tiết

Kết quả tra về qua hình thức 360 degree feedback thông thường tồn tại dưới dạng điểm số và không phải người tham gia nào cũng cung cấp cho chúng người đánh giá chi tiết. Và nếu có thắc mắc vì sao được điểm cao hay thấp thì chúng ta cũng không thể làm gì tiếp theo vì danh tính người tham gia là ẩn danh.

4.3 Kết quả phản hồi bị nhiễu

Nếu như phòng nhân sự lựa chọn người tham gia đánh giá phản hồi không cẩn thận thì kết quả có thể bị nhiễu. Bởi vì, đối với những đối tượng không quá liên quan đến người nhận phản hồi thì kết quả đôi khi mang đến tính chính xác không cao.

Nên những phản hồi quá “đặc biệt” sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả chung. Dưới đây là một số trường hợp HR cần tránh khi lựa chọn người tham gia phản hồi:

  • Chọn người phản hồi quá “non tay”
  • Chọn người phản hồi không thật sự liên quan
  • Người phản hồi có mối quan hệ quá “đặc biệt” với người được phản hồi. Quá thân thiết thì phản hồi tốt, không hài lòng thì trù dập.
phương pháp phản hồi 360 độ
Lựa chọn đối tượng tham gia không phù hợp sẽ gây “nhiễu” kết quả

4.4 Không thể hiện được kết quả chung

Có thể nói kết quả phản hồi 360 độ được thu thập từ nhiều đối tượng với những vai trò khác nhau, hay nói cách khác là từng mảnh ghép nhỏ. Họ chỉ có thể đưa ra ý kiến đóng góp ở một khía cạnh công việc hoặc ở một vị trí cụ thể mà không thể đánh giá tổng quan.

Thường việc đưa ra phản hồi cuối cùng thường xuất phát từ người quản lý.

4.5 Ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp của bạn có văn hóa thẳng thắn, bộc trực thì 360-degree feedback sẽ mang đến nhiều giá trị tốt. Còn nếu rơi vào một môi trường văn hóa khác, thì đa số kết quả phản hồi sẽ là tích cực. Điều này sẽ gây không ít khó khăn cho đội ngũ HR vì không có nhiều thông tin để khai thác.

Trên đây là những thông tin cần biết về hình thức 360 degree feedback. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật của hình thức phản hồi này, thì chúng vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Bạn hãy nghiên cứu thật kỹ để ứng dụng phương pháp 360-degree feedback thông minh vào tổ chức của mình nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ: