Tín nhiệm là gì? 8 Cách xây dựng lòng tin tại nơi làm việc

Sự tín nhiệm là yếu tố quan trọng nhất để duy trì một môi trường làm việc lành mạnh. Khi nhân viên được tin tưởng, họ sẽ có động lực làm việc, sáng tạo cũng như gắn bó lâu dài với công ty. Trong bài viết dưới đây, CoDX sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự tín nhiệm là gì cùng với 8 cách xây dựng lòng tin hiệu quả tại nơi làm việc.

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

1. Tín nhiệm là gì?

Tín nhiệm là sự tin tưởng, tin cậy giữa các đồng nghiệp, cấp trên với cấp dưới trong và ngoài nơi làm việc. Sự tín nhiệm là nền tảng của các mối quan hệ tích cực tại nơi làm việc, đồng thời hỗ trợ phần lớn cho văn hóa làm việc hiệu quả.

tín nhiệm là gì
Tín nhiệm là một yếu tố quan trọng trong mọi mối quan hệ

Khi được tin tưởng, nhân viên sẽ có thể phát huy hết khả năng của mình, đạt được thành công trong công việc và tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Do đó, dù là lãnh đạo hay nhân viên thì cũng cần xây dựng sự tín nhiệm từ mọi người xung quanh.

2. Cách tạo sự tín nhiệm, xây dựng lòng tin tại nơi làm việc

Khi đã hiểu rõ tín nhiệm là gì doanh nghiệp cần phải xây dựng và duy trì nó một cách hiệu quả trong môi trường làm việc. Dưới đây là 8 cách tạo sự tín nhiệm, xây dựng lòng tin mà bạn có thể tham khảo:

2.1 Trung thực trong mọi công việc

Trung thực là yếu tố quan trọng trong mọi mối quan hệ, đặc biệt là trong môi trường làm việc. Một nhân viên trung thực sẽ được cấp trên, đồng nghiệp tin tưởng, từ đó tạo dựng được sự gắn bó thúc đẩy hiệu quả công việc.

Trung thực được thể hiện trong cách làm việc của nhân viên thông qua việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp như quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức,… Khi trung thực trong mọi công việc, nhân viên sẽ luôn nỗ lực hoàn thành công việc một cách tốt nhất, đúng với cam kết và có trách nhiệm.  

Bên cạnh đó, sự trung thực cũng thể hiện trong mối quan hệ với mọi người xung quanh. Với cấp trên, nhân viên trung thực sẽ luôn thẳng thắn, cởi mở chia sẻ ý kiến. Tôn trọng, giúp đỡ đồng nghiệp và luôn cung cấp thông tin, dịch vụ chính xác, minh bạch đến khách hàng.

2.2 Lắng nghe và chia sẻ với nhân viên

Cách tiếp theo để tạo sự tín nhiệm là gì? Đó là hãy lắng nghe và chia sẻ với nhân viên của mình. Mỗi nhân viên là những cá nhân độc đáo với ý kiến cùng với suy nghĩ riêng. Khi được lắng nghe, doanh nghiệp sẽ giúp họ cảm thấy được tôn trọng và có trách nhiệm với công việc của mình. Từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng sự tín nhiệm với nhân viên của mình.

tín nhiệm là gì
Lắng nghe và chia sẻ là hai kỹ năng quan trọng cần có trong giao tiếp

Để lắng nghe hiệu quả, các nhà lãnh đạo cần luyện tập khả năng lắng nghe chủ động. Bạn có thể thể lắng nghe nhân viên của mình trong các cuộc họp, cuộc gặp mặt riêng hay trong những cuộc trò chuyện thông thường. Hãy luôn sẵn sàng lắng nghe cũng như chia sẻ với nhân viên ngay cả khi bạn không đồng tình với quan điểm của họ. 

2.3 Tạo văn hóa giao tiếp cởi mở

Một văn hóa giao tiếp cởi mở là nền tảng của sự tin tưởng tại nơi làm việc. Khi  cảm thấy thoải mái chia sẻ ý kiến, cả tích cực và tiêu cực có thể giúp các nhân viên cải thiện giao tiếp, hiểu biết lẫn nhau.

Cách tạo văn hóa giao tiếp cởi mở trong tín nhiệm là gì? Hãy tham khảo một số cách dưới đây:

  • Khuyến khích giao tiếp 2 chiều: Cả người nói lẫn người nghe đều có cơ hội chia sẻ thông tin. Đây là loại giao tiếp hiệu quả nhất, vì nó cho phép mọi người hiểu rõ nhau hơn.
  • Tạo môi trường an toàn: Cấp trên cần tạo ra một môi trường mà nhân viên cảm thấy được tôn trọng, không bị trừng phạt khi nói ra suy nghĩ của bản thân.
  • Khuyến khích phản hồi tích cực: Phản hồi tích cực là một cách tuyệt vời để xây dựng sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau. Nó cho thấy rằng doanh nghiệp đang quan tâm đến ý kiến ​​của nhân viên để giúp họ phát triển.
  • Giải quyết vấn đề một cách cởi mở, trung thực: Khi có vấn đề xảy ra, điều quan trọng là phải giải quyết vấn đề một cách trung thực. Điều này giúp xây dựng được sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.

Phần mềm mạng xã hội nội bộ CoDX là một giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp kết nối và chia sẻ thông tin, thực hiện truyền thông nội bộ, gắn kết đội nhóm và xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Một số tính năng nổi bật của phần mềm:

  • Nhân viên có thể chia sẻ thông tin, hình ảnh, video,… với nhau một cách dễ dàng.
  • Doanh nghiệp có thể chia sẻ tài nguyên như tài liệu nội bộ đến nhân viên kịp thời.
  • Nhân viên có thể tạo sổ tay cá nhân để lưu trữ thông tin, hình ảnh,…
  • Cung cấp tính năng như kênh nhóm, chat nhóm,… giúp nhân viên gắn kết và tương tác với nhau một cách hiệu quả.
  • Nhân viên có thể hỏi đáp phòng nhân sự trực tuyến để được giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng, thuận tiện.

PHẦN MỀM MẠNG XÃ HỘI CODX - WORKSPACE

CoDX-Workspace là giải pháp tạo tương tác trong không gian làm việc nhóm – không gian toàn tổ chức. Một môi trường cộng tác sinh động – kết nối & chia sẻ dễ dàng – mọi lúc – mọi nơi. Gia tăng tình đoàn kết, truyền thông các chủ trương chính sách doanh nghiệp một cách nhất quán. Thúc đẩy nhân viên cống hiến, am hiểu văn hóa doanh nghiệp theo mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Hệ thống Mạng xã hội nội bộ của CoDX cho phép Doanh nghiệp tạo nên một không gian làm việc kỹ thuật số giúp Doanh nghiệp:

  • Xây dựng không gian làm việc gắn kết, phá bỏ mọi rào cản địa lý, không gian và thời gian khi nhân viên được chia sẻ các thông điệp.
  • Xây dựng văn hóa Doanh nghiệp theo con đường tự nhiên, đơn giản bằng những thông điệp sẻ chia, tuyên dương các hành vi theo giá trị cốt lõi.
  • Xây dựng công cụ truyền thông nội bộ nhanh chóng, hoàn toàn miễn phí. Nâng cao trải nghiệm nhân viên trong hành trình làm việc tại Doanh Nghiệp.


Đăng ký dùng thử CoDX - WorkSpace để được trực tiếp trải nghiệm miễn phí phần mềm 30 ngày.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

2.4 Thường xuyên giúp đỡ nhân viên

Một cách hiệu quả để xây dựng sự tín nhiệm là thường xuyên giúp đỡ nhân viên. Đề nghị giúp đỡ là một hành động lịch sự đồng thời thể hiện được sự quan tâm của lãnh đạo đến nhân viên khi sẵn sàng chia sẻ kiến ​​thức và kỹ năng.

tín nhiệm là gì
Giúp đỡ là một cách hiệu quả để tạo dựng sự tín nhiệm

Điều này có thể giúp cả nhân viên cũng như cấp trên giảm căng thẳng hay xung đột, xây dựng được mối quan hệ hợp tác cũng như nâng cao uy tín và sự tín nhiệm của công ty tại nơi làm việc.

2.5 Tin tưởng nhân viên tuyệt đối

Nhà lãnh đạo cần dành thời gian tìm hiểu về nhân viên của mình để hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của họ. Chỉ khi đó, nhà lãnh đạo mới có thể trao quyền và giao phó công việc một cách phù hợp, giúp nhân viên phát huy tối đa năng lực của mình.

Một trong những cách để thể hiện sự tín nhiệm là gì? Đó là tin tưởng trao quyền cho nhân viên. Điều này có nghĩa là cho phép nhân viên tự chủ trong công việc, đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề. Điều này giúp nhân viên có trách nhiệm hơn với công việc của mình.

Quản lý quá chặt chẽ sẽ khiến nhân viên cảm thấy không được tin tưởng. Thay vào đó, cấp trên nên quản lý một cách bao quát, chỉ can thiệp khi cần thiết. Ví dụ như nhà lãnh đạo có thể chỉ định một người hướng dẫn hay cung cấp cho nhân viên các nguồn lực cần thiết để họ hoàn thành công việc để họ cảm thấy tự tin và trao dồi khả năng giải quyết vấn đề.

2.6 Nâng cao năng lực làm việc

Một nhân viên có năng lực chuyên môn vững vàng sẽ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giải quyết vấn đề hiệu quả để mang lại giá trị cho công ty.

Việc nâng cao năng lực làm việc cho nhân viên trong việc tạo sự tín nhiệm là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự nỗ lực của cả nhân viên lẫn doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân viên thường xuyên, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện để nhân viên có thể phát huy hết năng lực của mình.

2.7 Tránh xa các “tin đồn” tiêu cực

Tin đồn tại nơi làm việc có thể gây ra những tác động tiêu cực đến văn hóa nơi làm việc của công ty. Đó là những thông tin không chính xác hoặc không có căn cứ được lan truyền từ người này sang người khác. Những tin này có thể tập trung vào các đồng nghiệp khác và cuộc sống cá nhân hay nghề nghiệp của họ.

sự tín nhiệm trong công việc
Tin đồn có thể gây hại cho các mối quan hệ và môi trường làm việc

Để hạn chế tác động tiêu cực của tin đồn tại nơi làm việc, doanh nghiệp cần giảm thiểu mọi cuộc trò chuyện không chuyên nghiệp. Điều này có nghĩa là chúng ta nên tránh nói xấu, bàn tán hay lan truyền tin đồn về đồng nghiệp của mình. Bên cạnh đó, hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng bởi tin đồn tại nơi làm việc bằng cách cung cấp thông tin chính xác, giúp đỡ họ giải quyết tình huống hay đơn giản là lắng nghe họ.

2.8 Sẵn sàng thừa nhận lỗi sai

Thẳng thắn nhận lỗi khi làm sai là cách tốt nhất để xây dựng lòng tin. Bởi hầu hết chúng ta đều không thích nghe những lời bào chữa. Khi bạn làm sai điều gì đó, thật dễ dàng để đưa ra một lý do hoặc giải thích cho hành động của mình. Tuy nhiên, điều này thường chỉ khiến mọi người tin rằng bạn đang cố gắng chối bỏ trách nhiệm.

Thay vào đó, hãy thẳng thắn về những gì mình đã làm. Hãy thừa nhận rằng bản thân đã sai đồng thời xin lỗi vì bất kỳ thiệt hại nào do chúng ta đã gây ra. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng lòng tin với người khác và cho họ thấy rằng bạn là một người đáng tin cậy.

3. Vai trò của sự tín nhiệm trong doanh nghiệp là gì?

Vậy vai trò quan trọng của tín nhiệm là gì trong doanh nghiệp? Bằng cách xây dựng và duy trì sự tín nhiệm của nhân viên, doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực, phát triển bền vững.

vai trò của sự tín nhiệm
Sự tín nhiệm đóng vai trò rất quan trọng trong một doanh nghiệp

Cụ thể như sau:

  • Gắn kết nhân viên: Sự tín nhiệm giúp xây dựng một môi trường làm việc tích cực, nơi nhân viên cảm thấy được tôn trọng. Tạo được sự gắn kết  với nhân viên sẽ làm giảm tỷ lệ nghỉ việc cũng như tăng sự hài lòng của nhân viên.
  • Tạo động lực làm việc: Nhân viên tin tưởng vào doanh nghiệp sẽ có động lực làm việc cao hơn cùng với khả năng hoàn thành công việc tốt hơn. Sẵn sàng đóng góp những ý tưởng sáng tạo cho doanh nghiệp. Năng suất và hiệu quả làm việc cũng từ đó mà tăng lên đáng kể.
  • Giảm thiểu rủi ro: Nhân viên tin tưởng vào doanh nghiệp sẽ ít có khả năng gian lận hoặc vi phạm quy tắc hay các chuẩn mực, từ đó giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
  • Tăng cường sự hợp tác: Sự tín nhiệm giúp xây dựng lòng tin và sự tôn trọng giữa các nhân viên, tạo điều kiện cho sự hợp tác hiệu quả.
  • Nâng cao uy tín cho doanh nghiệp: Sự tín nhiệm của nhân viên là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Nhân viên tin tưởng vào doanh nghiệp sẽ sẵn sàng giới thiệu công ty với người khác.

Thông qua bài viết, CoDX đã giúp bạn hiểu tín nhiệm là gì và cách xây dựng sự tin tưởng hiệu quả cũng như vai trò của nó trong việc duy trì môi trường làm việc tích cực. Hãy theo dõi trang web của chúng tôi thường xuyên để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích và mới nhất nhé!