Ước tính mỗi năm, tại Việt Nam có tới hàng chục nghìn doanh nghiệp mới được hình thành. Vậy nên, nhu cầu tìm hiểu về các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp là rất nhiều. Tuy nhiên, người thành lập doanh nghiệp không được tư vấn cụ thể các quy tắc sẽ dẫn tới việc có thể mất đi cơ hội hình thành doanh nghiệp về sau và không thể làm quyết toán những khoản thuế thu nhập cá nhân nếu phát sinh, nhiều hệ luỵ pháp lý khác,… Trong bài viết hôm nay, CoDX sẽ hướng dẫn cụ thể về quy trình thực hiện thủ tục này cho các loại hình công ty.
Bạn đang đọc bài viết trên Trang tin quản trị CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện |
Dưới đây là sơ đồ quy trình thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp mới!
1. Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết
Trước khi bắt tay vào các công việc soạn thảo hồ sơ để làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, chủ công ty và các thành viên cần ngồi lại cùng nhau để thảo luận và xác định cụ thể các thông tin cần thiết tới việc thành lập doanh nghiệp như: lựa chọn loại hình công ty, lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, đặt tên doanh nghiệp, xác định địa chỉ trụ sở doanh nghiệp, xác định nhân sự/ cổ đông góp vốn đầu tư, xác định khoản vốn điều lệ, xác định đối tượng đại diện Pháp luật,…
2. Soạn thảo hồ sơ theo thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Khi đã chuẩn bị các thông tin cần thiết, đối tượng thực hiện thủ tục sẽ soạn thảo hồ sơ. Tuỳ vào quy mô công ty, lĩnh vực kinh doanh mà hồ sơ cũng được chuẩn bị khác nhau. Sau đây là các loại hồ sơ mà đa số người thực hiện cần chuẩn bị kỹ khi hình thành doanh nghiệp mới: Phiếu đề nghị đăng ký doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp, danh sách nhân sự/ cổ đông góp vốn đầu tư, bản sao hồ sơ tùy thân của các thành viên/ cổ đông, phiếu chứng nhận đăng ký đầu tư nếu doanh nghiệp có vốn góp nước ngoài, phiếu bổ sung trong trường hợp thành viên/ cổ đông góp vốn là tổ chức, văn bản uỷ quyền cho cá nhân/ tổ chức thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, các loại hồ sơ khác đối với lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
- Mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp TNHH Một thành viên: TẢI TẠI ĐÂY
- Mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp TNHH 2 thành viên trở lê: TẢI TẠI ĐÂY
- Mẫu giấy đề nghị đăng ký Công ty Cổ phần: TẢI TẠI ĐÂY
MẪU ĐIỀU LỆ DOANH NGHIỆP
- Mẫu điều lệ doanh nghiệp TNHH Một thành viên: TẢI TẠI ĐÂY
- Mẫu điều lệ công ty TNHH Hai thành viên trở lên: TẢI TẠI ĐÂY
- Mẫu điều lệ Công ty Cổ phần: TẢI TẠI ĐÂY
MẪU DANH SÁCH THÀNH VIÊN/ CỔ ĐÔNG GÓP VỐN
- Mẫu danh sách thành viên/ cổ đông góp vốn Công ty TNHH: TẢI TẠI ĐÂY
- Mẫu danh sách thành viên/ cổ đông góp vốn Công ty Cổ phần: TẢI TẠI ĐÂY
3. Nộp hồ sơ và đăng bố cáo theo thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp rất đơn giản, đối tượng thực hiện cần xác định được cơ quan nào sẽ đăng ký tiếp nhận hồ sơ thành lập doanh nghiệp của mình. Thường là Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư thuộc địa phương sẽ là cơ quan tiếp nhận. Sau đó, bạn sẽ mang hồ sơ đến đơn vị để nộp. Đồng thời, bạn hãy chuẩn bị khoản phí để nộp lệ phí đăng bố cáo khi nộp hồ sơ.
Sau 3 – 5 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của doanh nghiệp bạn hợp lệ thì bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký công ty. Cùng lúc đó, đơn vị tiếp nhận hồ sơ sẽ thay mặt bạn đăng bố cáo trong trường hợp bạn đã đóng phí đăng bố cáo.
4. Doanh nghiệp tiến hành làm con dấu pháp nhân
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký công ty, bạn sẽ tiến hành tự thiết kế hoặc nhờ bên thứ ba khắc dấu thiết kế giúp bạn theo quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp mới. Lúc này, bạn sẽ mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký công ty cùng bản thiết kế mẫu con dấu tới đơn vị có chức năng khắc dấu để tiến hành làm con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp. Khi tới nhận con dấu, đại diện công ty đem theo Giấy chứng nhận đăng ký công ty bản gốc. Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của công ty không thể đi nhận con dấu trực tiếp thì có thể uỷ quyền có công chứng cho thành viên khác đến nhận con dấu.
5. Thủ tục sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy phép Đăng ký kinh doanh thì công ty phải thực hiện những công việc theo quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp như: Treo bảng hiệu tại địa điểm trụ sở doanh nghiệp, đăng ký chữ ký số, đăng ký tài khoản ngân hàng, đăng ký khai thuế qua mạng, nộp tờ khai và thuế môn bài, đăng ký phương thức tính thuế giá trị gia tăng, đăng ký & thông báo sử dụng hoá đơn điện tử, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện hoạt động đối với các lĩnh vực có điều kiện.
Như vậy, hồ sơ và các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp mới không qua khó, nhưng điều kiện và một số lưu ý khi hình thành doanh nghiệp khá phức tạp. Do đó, để tiết kiệm chi phí và thời gian, bạn hãy tìm các đơn vị uy tín về thành lập công ty để được đăng ký một cách nhanh nhất. Theo dõi website của CoDX để cập nhật thêm nhiều thủ tục khác cho doanh nghiệp nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh