Quy tắc ứng xử được xem là linh hồn của một tổ chức, giúp bảo toàn các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Tùy theo mỗi lĩnh vực sẽ có những nguyên tắc, tiêu chuẩn hành vi khác nhau. Cùng CoDX tìm hiểu quy tắc ứng xử quan trọng nhất hiện nay.
Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức chuyển đổi số của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện |
1. Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong Bộ nội vụ
Theo Quyết định số 2816/QĐ-BNV, Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức được quy định cho từng đối tượng như sau:
- Trong thực thi công vụ
- Đối với người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Đối với người không giữ chức cụ lãnh đạo, quản lý
- Tại nơi công cộng
1.1 Trong thực thi công vụ
- Trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cùng nỗ lực bảo vệ danh dự và lợi ích của Tổ quốc. Tôn trọng và tận tụy phục vụ nhân dân là nguyên tắc cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức.
- Trong khi thực hiện công vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải hoàn toàn ý thức về chức trách và bổn phận cá nhân, sẵn sàng chấp nhận và nỗ lực để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao với chất lượng cao nhất.
- Tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ bản theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và pháp luật lao động.
- Trong quá trình thực thi công vụ bằng tiếp xúc trực tiếp, hoặc bằng văn bản hành chính hoặc qua các phương tiện thông tin (điện thoại, thư tín, qua mạng internet…) với tổ chức và công dân thì phải bảo đảm thông tin trao đổi đúng nội dung công việc mà tổ chức và công dân cần hướng dẫn, trả lời.
- Phải tôn trọng, lắng nghe và tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý công việc, cũng như giải thích rõ ràng những thắc mắc của tổ chức và công dân.
- Thực hiện phương châm “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.
- Có trách nhiệm hướng dẫn công khai cho tổ chức và công dân về quy trình thực hiện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời bảo đảm các yêu cầu của tổ chức và công dân được giải quyết theo quy định của pháp luật, đúng thời gian quy định.
- Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.
1.2 Đối với người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Đề cao trách nhiệm và tư duy lãnh đạo làm gương mẫu. Tuyệt đối không lợi dụng vị trí để chỉ định người thân quen vào các vị trí quan trọng.
- Chủ động xin thôi giữ chức vụ nếu nhận thấy hạn chế về năng lực và uy tín cá nhân.
- Tâm huyết, tận tụy, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”.
- Công bằng và khách quan khi sử dụng và đánh giá cán bộ. Nắm bắt kịp thời tâm lý, lối sống và lề lối làm việc để tạo ra môi trường công bằng và khuyến khích sự dân chủ, kinh nghiệm, sáng tạo.
- Tránh duy ý chí, áp đặt, bảo thủ mà thay vào đó phải tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cấp dưới.
- Bảo vệ danh dự của của cán bộ, công chức, viên chức khi có phản ánh hay tố cáo sai sự thật.
- Xây dựng môi trường trong cơ quan hoặc đơn vị năng động và chuyên nghiệp.
- Giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức và văn hóa công vụ để tạo ra tổ chức làm việc tích cực và hiệu quả.
1.3 Đối với người không giữ chức cụ lãnh đạo, quản lý
-
Tuân thủ mọi quyết định từ người lãnh đạo và quản lý, phải tôn trọng thứ bậc hành chính và thực hiện đúng sự chỉ đạo, điều hành cũng như phân công công việc của cấp trên.
-
Không kén chọn vị trí công tác và chọn công việc làm dễ dàng và bỏ qua những nhiệm vụ khó khăn.
-
Luôn tích cực sáng tạo và có trách nhiệm trước pháp luật đối với nhiệm vụ được giao phó.
-
Tuyệt đối không lợi dụng quyền phát biểu ý kiến, góp ý hay phê bình để làm tổn thương uy tín của cán bộ lãnh đạo, quản lý và đồng nghiệp. Tránh việc nịnh bợ hay lấy lòng cấp trên với động cơ không đúng đắn.
Đối với đồng nghiệp:
- Thể hiện tinh thần hợp tác và sẵn sàng hỗ trợ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Tránh mọi hành động tạo phe phái, gây mất đoàn kết nội bộ cơ quan hoặc tổ chức.
- Không ồn ào, gây xung đột hay tác động vật lý tại cơ quan công sở. Luôn giữ thái độ ứng xử có văn hóa, tôn trọng lẫn nhau và bảo vệ danh dự cũng như uy tín của đồng nghiệp.
- Thể hiện thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác để hỗ trợ nhau hoàn thành mục tiêu chung.
1.4 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức tại nơi công cộng
- Tuân thủ một cách nghiêm túc các quy định của pháp luật và quy định về hoạt động trong cộng đồng.
-
Thể hiện sự lịch sự, văn minh trong giao tiếp, ứng xử và lựa chọn trang phục, nhằm xây dựng lòng tin từ cộng đồng.
-
Báo cáo kịp thời cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền mọi thông tin liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật.
-
Tuân thủ các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục tại nơi công cộng, góp phần duy trì sự văn minh và tiến bộ của xã hội.
-
Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn để ủng hộ hoặc che chở cho bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào trong các hoạt động xã hội.
2. Quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp
Tuân thủ các nguyên tắc ứng xử trong doanh nghiệp là một trong những yếu tố góp phần xây dựng hình ảnh văn hóa doanh nghiệp với bản sắc riêng.
Sau đây là những quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp tổ chức mà bạn cần biết:
2.1 Đối với cấp trên
- Bình tĩnh, tự tin khi trình bày quan điểm cá nhân.
- Cư xử khéo léo, góp ý tinh tế khi gặp bất đồng quan điểm hay công việc với cấp trên.
- Tránh gây bất hòa, cãi vã khi ý kiến của bạn không được sếp chấp nhận vì điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của bạn trong mắt cấp trên và đồng nghiệp.
- Trình bày thẳng thắn, rõ ràng các chính kiến của bản thân trong công việc.
- Thực hiện công việc trên tình thần cùng hợp tác và phát triển.
2.2 Đối với cấp dưới
- Tạo niềm tin và động lực giúp nhân viên có năng lượng để hoàn thành nhiệm vụ.
- Truyền cảm hứng cho cấp dưới mọi lúc, mọi nơi, không nên có thái độ ra lệnh, quát tháo cấp dưới.
- Cần xây dựng quy định nghiêm khắc cho nhân viên để hoàn thành công việc đúng hạn.
2.3 Đối với đồng nghiệp
- Thiết lập mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp và tôn trọng lẫn nhau.
- Không nên tự đề cao bản thân, tự xem mình “giỏi hơn đồng nghiệp”.
- Không nên quá tự ti về bản thân về trình độ và chuyên môn.
- Chia sẻ và tận hưởng thành công cùng những người đồng hành.
3. Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin.
- Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.
Trên đây là tổng hợp những quy tắc ứng xử cho các đối tượng và môi trường khác nhau. Để xây dựng tổ chức, xã hội vững mạnh thì các cá nhân, tập thể cần tuân thủ theo những quy chuẩn, quy định chung. Theo dõi ngay trang web của CoDX để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích và mới nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh