Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì? Quy trình 4 bước thực hiện THÀNH CÔNG

Quản trị rủi ro là hoạt động cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Với những khó khăn và thách thức, doanh nghiệp cần xác định và có các biện pháp đề phòng, xử lý rủi ro hợp lý. Vậy quản trị rủi ro doanh nghiệp thực sự là gì? Quy trình gồm các bước nào? Hãy cùng CoDX tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây! 

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức quản trị của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

1. Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì?

Quản trị rủi ro doanh nghiệp là hoạt động xác định, nhận dạng các vấn đề, tình huống tiêu cực có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp, từ đó phân tích và đề ra các phương án xử lý hợp lý, cụ thể. 

Ngoài các rủi ro chung của toàn doanh nghiệp, các rủi ro trong quá trình làm việc của các phòng ban nhỏ cũng cần được chú trọng trong công tác quản trị.

Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì?
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể gặp phải nhiều loại rủi ro khác nhau

Các loại rủi ro doanh nghiệp thường gặp có thể kể đến như:

  • Rủi ro tài chính: Doanh nghiệp thiếu hụt nguồn vốn, ròng tiền; chậm trả lương thưởng cho nhân viên; chậm thanh toán,…
  • Rủi ro pháp lý: Doanh nghiệp hoặc một phòng ban làm việc vi phạm điều khoản quy định trong Hiến pháp; bị khởi kiện; bị tố cáo;…
  • Rủi ro an ninh bảo mật: Trụ sở của doanh nghiệp bị đập phá, quấy rối hay lộ thông tin cá nhân của khách hàng, nhân sự
  • Rủi ro hoạt động vận hành: Một trong các bước trong quy trình vận hành gặp vấn đề, hàng hóa giao chậm, kho hàng bị hư hại do thiên tai,…
  • Rủi ro chiến lược: Chiến lược của doanh nghiệp không phù hợp, các sản phẩm đưa ra không đáp ứng được nhu cầu thị trường, dễ dẫn đến khủng hoảng và phá sản
  • Rủi ro về con người: Nội bộ doanh nghiệp gặp vấn đề; các cấp quản lý không đủ trình độ,… 

2. Quy trình 4 bước quản trị rủi ro doanh nghiệp THÀNH CÔNG

Để quản trị rủi ro doanh nghiệp hiệu quả, mỗi tổ chức không thể không thiết lập quy trình hoàn thiện và chuyên nghiệp. Việc này giúp doanh nghiệp dễ dàng áp dụng hoạt động quản trị rủi ro trong các dự án và hạng mục khác nhau. 

Bên cạnh đó, hệ thống quản trị rủi ro của doanh nghiệp sẽ được nhất quán và tăng khả năng thành công. 

Quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp
4 Bước trong quy trình quản trị rủi ro

4 Bước trong quy trình quản trị rủi ro:

  • Bước 1: Thiết lập dự đoán các rủi ro
  • Bước 2: Phân tích – Đánh giá rủi ro
  • Bước 3: Lên kế hoạch ứng phó
  • Bước 4: Theo dõi giám sát rủi ro hiện có và mới

Cụ thể,

Bước 1: Thiết lập dự đoán các rủi ro

Đầu tiên, doanh nghiệp cần thiết lập dự đoán các rủi ro. Rủi ro doanh nghiệp có thể đến từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên doanh nghiệp cần xác định các nguyên nhân chính để theo đó dự đoán các rủi ro có thể xảy ra. 

Ví dụ, rủi ro về nhu cầu của người tiêu dùng có thể được dự báo sớm nhờ các báo cáo và số liệu thống kê. Hoặc các rủi ro về bên thứ ba liên quan trong mối quan hệ với khách hàng cũng có thể được xác định từ trước. 

Bước 2: Phân tích – Đánh giá rủi ro

Từ các dự báo được thiết lập ở bước 1, doanh nghiệp bắt đầu đi sâu phân tích, đánh giá và phân loại rủi ro có thể gặp phải. Các tiêu chí cần phân tích có thể là khả năng xảy ra, hậu quả khi xảy ra, khả năng doanh nghiệp xử lý được hoàn toàn rủi ro,… Sau đó, doanh nghiệp phải xem xét và quyết định các rủi ro có thể khắc phục nhằm lên kế hoạch ứng phó. 

Mục đích của bước 2 chính là để quản lý và nhân sự nắm rõ thực tế có thể xảy ra của các rủi ro cũng như tầm ảnh hưởng của chúng đến doanh nghiệp. Đồng thời, đây là tiền đề quan trọng cho bước 3 – Lên kế hoạch ứng phó trong trường hợp dự báo rủi ro thực sự xảy ra. 

Quản trị rủi ro doanh nghiệp
Các rủi ro nên được phân tích và phân loại kỹ cho các kế hoạch chi tiết ứng phó về sau

Bước 3: Lên kế hoạch ứng phó với rủi ro

Sau khi đánh giá và phân loại, doanh nghiệp nên bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch đề phòng giảm thiểu hoặc xử lý các rủi ro. Có nhiều biện pháp có thể được sử dụng trong kế hoạch quản trị rủi ro doanh nghiệp như: 

  • Chuyển giao rủi ro: Với các rủi ro được đánh giá không thể tự xử lý, doanh nghiệp có thể chuyển giao một phần hoặc toàn bộ rủi ro ấy cho cá nhân. tổ chức, thường là các đơn vị bảo hiểm nhằm giảm thiểu trách nhiệm và hậu quả. 
  • Chấp nhận rủi ro: Cách thức này phù hợp với các kế hoạch ứng phó rủi ro nhỏ, khó có thể xảy ra, gây thiệt hại không đáng kể hoặc có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, có nhiều rủi ro ngoài tầm quyển soát, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn chấp nhận. 
  • Né tránh rủi ro: Đây là hoạt động doanh nghiệp chủ động dừng hoặc loại bỏ các dự án tiềm ẩn rủi ro. Tuy vậy, kế hoạch né tránh rủi ro doanh nghiệp là biện pháp an toàn, nhưng có thể dễ dẫn đến khả năng mất cơ hội kinh doanh, sinh lời lớn. 
  • Ngăn ngừa rủi ro, giảm hậu quả: Doanh nghiệp cần có kế hoạch riêng ngăn ngừa và xử lý các rủi ro thuộc từng lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó, một quy trình xử lý rủi ro bài bản hoặc phần mềm với các chức năng tự động hoá cho doanh nghiệp là cách hiệu quả để quản trị rủi ro. Lưu ý chính là kế hoạch, quy trình hay phần mềm được lựa chọn phải đáp ứng được tiêu chí: phát hiện nhanh các nút thắt rủi ro trong quy trình hoạt động và có thể ngăn ngừa kịp thời, giảm thiểu thiệt hại kịp thời. 

Bước 4: Theo dõi giám sát rủi ro hiện có và mới

Bước 4 là bước quan trọng trong quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp. Các cấp quản lý hay nhân sự phụ trách cần theo dõi các rủi ro hiện có và cập nhật rủi ro mới phát sinh trong quá trình hoạt động. 

Nếu không giám sát thường xuyên, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng bất ngờ từ những rủi ro mới do không lường trước. Bên cạnh đó, theo dõi giám sát giúp doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch quản trị, ứng phó rủi ro hiện có phù hợp khi cần thiết. 

Quản trị rủi ro doanh nghiệp
Theo dõi, giám sát nhằm điều chỉnh biện pháp cho rủi ro hiện có và xác định rủi ro mới

3. Tại sao doanh nghiệp cần quản trị rủi ro?

Doanh nghiệp cần quản trị rủi ro trong từng dự án và hoạt động của mình. Vậy thực sự quản trị rủi ro đem đến các lợi ích cụ thể gì? CoDX đã liệt kê các lợi ích khi doanh nghiệp sở hữu một quy trình quản trị rủi ro hiệu quả. 

3.1 Chủ động ứng phó với rủi ro

Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó với các rủi ro có thể xảy ra. Khi doanh nghiệp có quá trình chuẩn bị cho các tình huống xấu có thể xảy ra, doanh nghiệp sẽ chịu ít hậu quả hoặc tính chất nghiêm trọng được giảm đi đáng kể. 

Dù rủi ro doanh nghiệp mang tính dự báo nhưng chủ động đối mặt và xử lý rủi ro vẫn là cách tốt và hiệu quả nhất để duy trì hoạt động. 

3.2 Tránh lãng phí ngân sách

Quản trị rủi ro doanh nghiệp với các kế hoạch cụ thể là cách hữu hiệu tiết kiệm ngân sách và các khoản phí phát sinh. Thông thường, doanh nghiệp cần có một khoản tài chính để dành cho các hoạt động phát sinh. Với đánh giá về rủi ro và các kế hoạch ứng phó, các cấp quản lý sẽ có cái nhìn khái quát về từng rủi ro, nhằm phân bổ ngân sách và nguồn lực hợp lý. Từ đó doanh nghiệp có thể hạn chế lãng phí khi không quản trị rủi ro mà chỉ xác định rủi ro hời hợt, qua loa và thiếu đánh giá chi tiết. 

Quản trị rủi ro doanh nghiệp
Quản trị rủi ro có thể coi như công cụ giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách

3.3 Tăng khả năng hoàn thành mục tiêu chiến lược

Quản trị rủi ro là phần không thể thiếu trong bất kỳ kế hoạch hoạt động dự án nào của doanh nghiệp. Từ các rủi ro được dự báo, phân tích, đánh giá, doanh nghiệp có thể tăng khả năng thành công của công việc, tránh các tình huống tiêu cực hoặc xử lý kịp thời, tốt đẹp khi có tình huống xảy ra. 

Ngoài ra, khi dự báo chính xác rủi ro phù hợp theo tính chất công việc và mục tiêu chiến lược đang theo đuổi, doanh nghiệp hoàn toàn gia tăng được hiệu suất làm việc, nâng cao tinh thần của nhân viên khi họ có thể tự tin xử lý công việc dù gặp vấn đề gì. 

3.4 Tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp

Tựu chung của 3 lợi ích trên, quản trị rủi ro doanh nghiệp góp phần kiến tạo sự phát triển vững cho doanh nghiệp. Chỉ có những doanh nghiệp đủ khả năng nhận định tình hình, dự báo rủi ro và xây dựng được các biện pháp giảm hậu quả của rủi ro mới có thể thành công và thực sự phát triển. Để duy trì sự phát triển đó, doanh nghiệp càng cần phải chú tâm đến các rủi ro của từng bộ phận, dự án, đặc biệt khi thị trường hay nội bộ gặp biến động. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh

Bài viết trên bao gồm những thông tin hữu ích về quản trị rủi ro doanh nghiệp. CoDX hy vọng các nội dung ấy sẽ là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp nhận biết và xây dựng quy trình quản trị rủi ro thật sự hiệu quả.