Mental health là gì? 6 Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhân viên toàn diện

Việc cải thiện sức khỏe tinh thần cho nhân viên trong công ty là hết sức cần thiết. Vậy Mental health là gì? Trong bài viết này, CoDX sẽ gợi ý cho bạn 6 cách chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhân viên một cách toàn diện và hiệu quả nhất.

Bạn đang đọc bài viết trên trang quản trị doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

1. Mental health là gì?

Theo WHO – Tổ chức Y tế Thế giới: “Mental health hay sức khỏe tinh thần là trạng thái tinh thần khỏe mạnh giúp con người có thể đương đầu với những căng thẳng trong cuộc sống, phát huy được khả năng học tập, làm việc tốt và đóng góp cho cộng đồng.”

Mental health là gì
Mental health trong tiếng Việt là sức khỏe tinh thần

Mental health là một phần không thể thiếu của sức khỏe giúp thúc đẩy khả năng đưa ra quyết định, xây dựng mối quan hệ và định hình cuộc sống. Sức khỏe tinh thần rất quan trọng đối với sự phát triển cá nhân, cộng đồng và kinh tế xã hội.

Nguồn tham khảo: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/mental-health-strengthening-our-response

2. Dấu hiệu nhận biết mental health tiêu cực của nhân viên là gì?

Hiểu được mental health là gì thì bạn sẽ có thể nhận biết được tình trạng mental health tiêu cực của nhân viên qua các dấu hiệu dưới đây.

  • Nhân viên thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng không có hứng thú với công việc.
  • Rối loạn ăn uống và giấc ngủ.
  • Nhân viên thường xuyên có thái độ tiêu cực, bi quan thậm chí tuyệt vọng.
  • Thường xuyên cảm thấy lo lắng, căng thẳng, tức giận và sợ hãi.
  • Tránh né xã hội, xa lánh mọi người cũng như các hoạt động thường ngày, luôn từ chối tham gia vào hoạt động chung.
  • Nhân viên có thể la mắng, gây gổ thậm chí đánh nhau với đồng nghiệp.
  • Thường xuyên bị phân tâm, không thể tập trung, suy nghĩ nhiều về những điều tiêu cực.
  • Nhân viên có thể nghĩ đến việc tự làm tổn thương bản thân hoặc những người xung quanh.
  • Nhân viên thường tỏ ra bất mãn, không hợp tác với đồng nghiệp và cấp trên.
  • Sử dụng chất kích thích như hút thuốc, uống rượu nhiều,…
dấu hiệu nhận biết Mental health là gì
Dấu hiệu nhận biết vấn đề về sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc

3. Cách chăm sóc mental health cho nhân viên toàn diện

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm mental health là gì thì việc chăm sóc sức khỏe tinh thần (mental health) cho nhân viên là một vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp. Một nhân viên có sức khỏe tinh thần tốt sẽ có năng suất làm việc cao, hiệu quả và gắn bó với doanh nghiệp lâu dài.

Dưới đây là 6 cách chăm sóc mental health cho nhân viên toàn diện bạn có thể tham khảo:

  • Khảo sát tình trạng sức khỏe tinh thần của nhân viên
  • Nâng cao nhận thức của nhân viên về mental health
  • Khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên
  • Linh hoạt trong chính sách, quy định
  • Khuyến khích nhân viên phản hồi
  • Lắng nghe ý kiến phản hồi, đóng góp của nhân viên

3.1 Khảo sát tình trạng sức khỏe tinh thần của nhân viên

Khảo sát là một cách hiệu quả để doanh nghiệp nắm bắt được thực trạng sức khỏe tinh thần của nhân viên, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp.

Việc khảo sát cần được thực hiện định kỳ để kịp thời khắc phục vấn đề. Bên cạnh đó, việc khảo sát cũng giúp doanh nghiệp theo dõi được hiệu quả của các chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần dành cho nhân viên.

khảo sát Mental health cho nhân viên định kỳ
Khảo sát tình trạng sức khỏe định kỳ cho nhân viên

Tuy nhiên, khi thực hiện khảo sát doanh nghiệp cần lưu ý đảm bảo sự bảo mật thông tin của nhân viên để họ cảm thấy an tâm khi chia sẻ thông tin của mình. Các câu hỏi khảo sát cần rõ ràng, dễ hiểu để nhân viên có thể trả lời một cách chính xác. Nhân viên cần hiểu mục đích của khảo sát để doanh nghiệp hiểu rõ hơn về sức khỏe tinh thần của họ, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp trong việc nâng cao sức khỏe tinh thần cho nhân viên.

3.2 Nâng cao nhận thức của nhân viên về mental health

Một trong những cách hiệu quả nhất để chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhân viên là nâng cao nhận thức của họ về vấn đề này. Khi nhân viên hiểu rõ mental health là gì, họ sẽ có thể nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng khi gặp vấn đề sức khỏe tinh thần để nhận sự giúp đỡ kịp thời.

nâng cáo nhận thức của nhân viên về mental health
Cách hiệu quả để chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhân viên là nâng cao nhận thức

Doanh nghiệp có thể nâng cao nhận thức về sức khỏe tinh thần cho nhân viên bằng cách:

  • Gửi email nội bộ, đăng bài trên website, mạng xã hội nội bộ hoặc tổ chức các buổi hội thảo, talkshow nhằm chia sẻ kiến thức về sức khỏe tinh thần.
  • Mời chuyên gia về sức khỏe tinh thần hoặc tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên.
  • Xây dựng một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, tôn trọng và thấu hiểu nhân viên.

Việc nâng cao nhận thức về sức khỏe tinh thần là một quá trình lâu dài và cần được thực hiện thường xuyên. Doanh nghiệp nên lựa chọn các hình thức truyền thông phù hợp với văn hóa và đặc thù của công ty mình. Các thông điệp cần được truyền tải một cách dễ hiểu phù hợp với đối tượng nhân viên.

Việc nâng cao nhận thức về sức khỏe tinh thần cho nhân viên là một việc làm cần thiết để góp phần xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh và tích cực, từ đó giúp nhân viên phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

3.3 Khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên

Khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên là một cách tiếp cận tích cực giúp nhân viên cảm thấy được trân trọng và giữ chân nhân viên giỏi hiệu quả. Khi đó nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng với công việc của mình. Dưới đây là một số cách gợi ý mà công ty có thể áp dụng:

  • Tạo điều kiện cho nhân viên làm việc trong không gian thoải mái chẳng hạn như cho phép làm việc từ xa.
  • Tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, hỗ trợ lẫn nhau để nhân viên cảm thấy thoải mái khi chia sẻ ý tưởng và phản hồi.
  • Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như tư vấn tâm lý, yoga, thiền hoặc buổi tập luyện nhẹ nhàng để giúp nhân viên giảm căng thẳng.
  • Giúp nhân viên cân bằng cuộc sống và công việc bằng cách hạn chế thời gian họ làm việc quá mức, tạo ra các chính sách linh hoạt về thời gian làm việc.
  • Tạo cơ hội cho nhân viên được học hỏi, phát triển kỹ năng và thăng tiến hơn trong sự nghiệp. 
  • Công nhận, khen thưởng thành tích khi nhân viên đạt được thành tựu trong công việc.  
nâng cao sức khỏe tinh thần nhân viên
Công ty nên lắng nghe và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên

Những biện pháp trên chỉ là một số ví dụ và hiệu quả tùy thuộc vào từng môi trường công ty cụ thể. Quan trọng nhất là công ty nên lắng nghe để tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên cảm thấy được quan tâm trong mọi khía cạnh.

3.4 Linh hoạt trong chính sách, quy định

Thuật ngữ mental health là gì đang đề cập đến trạng thái tâm lý và tình trạng cảm xúc của một người. Đối với nhân viên, chăm sóc sức khỏe tinh thần là một yếu tố quan trọng để giảm căng thẳng, áp lực trong môi trường làm việc.

Để đảm bảo sức khỏe tinh thần cho nhân viên, bộ phận quản lý cần có sự thấu hiểu và linh hoạt trong việc xây dựng chính sách cũng như quy định công ty. Điều này đặc biệt quan trọng khi môi trường làm việc ngày càng cạnh tranh gay gắt.

Dưới đây là một số hoạt động gợi ý mà doanh nghiệp có thể thực hiện để linh hoạt trong chính sách và quy định:

  • Xem xét quy định giờ làm việc linh hoạt để tạo sự thoải mái và cân nhắc thời gian nghỉ phép cho nhân viên. Điều này đặc biệt quan trọng với các ngành yêu cầu sự sáng tạo.
  • Đánh giá lại các chỉ tiêu hiệu suất làm việc sao cho phù hợp, tránh tạo áp lực quá cao. Sự áp lực phù hợp sẽ tạo động lực cho nhân viên nhưng áp lực quá mức có thể gây ra hậu quả tiêu cực.
  • Khen ngợi và công nhận những đóng góp của nhân viên để tạo niềm vui sự hăng hái trong công việc. Sự công nhận từ lãnh đạo là một nguồn động lực lớn để nhân viên muốn gắn bó với công ty.
  • Tổ chức các hình thức khen thưởng xứng đáng để động viên sự nỗ lực của nhân viên.
  • Xem xét tăng lương với mức phù hợp với năng lực và thành tích của nhân viên để tạo sự an tâm thúc đẩy động lực trong công việc.
  • Tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên thông qua lộ trình rõ ràng. Nhân viên nên có thể đặt mục tiêu và hướng tới sự tiến bộ trong công việc.

Với việc áp dụng các chính sách thông minh, công ty đang đóng góp vào việc nâng cao sức khỏe tinh thần cho nhân viên.

3.5 Khuyến khích nhân viên phản hồi

Khuyến khích nhân viên phản hồi là một cách hiệu quả để doanh nghiệp có thể nâng cao mental health cho nhân viên. Khi nhân viên cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng họ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn với công việc. 

Doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm phản hồi 360 độ như một công cụ hữu ích để khuyến khích nhân viên phản hồi. Phần mềm này được thiết kế đơn giản, dễ sử dụng mọi lúc, mọi nơi, giúp nhân viên dễ dàng chia sẻ ý kiến và phản hồi của mình.

PHẦN MỀM PHẢN HỒI 360 ĐỘ - 360 DREE FEEDBACK

Phương pháp thu thập và đánh giá hành vi nhân viên hiệu quả, tự động.Phần mềm 360 độ Degree Feedback cho phép nhân viên đề xuất đóng góp cá nhân ẩn danh giúp Doanh nghiệp xây dựng được văn hóa CHO & NHẬN phản hồi một cách hiệu quả, xác thực và đúng đắn.

Tính năng nổi bật:

  • Thực hiện việc cho phản hồi công khai hoặc ẩn danh.
  • Nhận phản hồi và phát triển năng lực hoàn thiện.
  • Xây dựng kho dữ liệu phân tích dữ liệu đa chiều 360°, chính xác và hiệu quả.
  • Thiết kế chương trình Phản hồi 360° đa dạng & tùy biến.

Đăng ký dùng thử CoDX Phản hồi 360 độ để được trực tiếp trải nghiệm dùng thử phần mềm 30 ngày.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

3.6 Lắng nghe ý kiến phản hồi, đóng góp của nhân viên

Việc lắng nghe ý kiến phản hồi và đóng góp của nhân viên là vô cùng quan trọng. Đây là cách giúp cho nhân viên cảm thấy được quan tâm, có tiếng nói tại nơi làm việc. Dưới đây là một số điểm có thể được áp dụng:

  • Tạo ra các kênh giao tiếp để nhân viên có thể chia sẻ ý kiến, phản hồi hoặc đóng góp của mình. Ví dụ, hòm thư góp ý, khảo sát nội bộ hoặc các buổi họp nhỏ để thảo luận về các vấn đề liên quan.
  • Đảm bảo tính ẩn danh và bảo mật cho nhân viên khi họ chia sẻ. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên cảm thấy tự do nêu ý kiến mà không sợ bị truy cứu hoặc đánh giá.
  • Tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, chân thành để mọi ý kiến đều được đón nhận, xem xét để cải thiện tình hình công việc và môi trường làm việc.
  • Xem xét và ứng dụng phản hồi của nhân viên để thực hiện các điều chỉnh cải thiện những khía cạnh gây tiêu cực trong công việc.
  • Tạo ra các chương trình, hoạt động thúc đẩy sức khỏe tinh thần cho nhân viên.

Bằng cách lắng nghe phản hồi và đóng góp của nhân viên, doanh nghiệp có thể xây dựng một nơi làm việc tốt đẹp, tạo điều kiện cho nhân viên thể hiện tiềm năng cũng như tận hưởng công việc một cách toàn diện.

Thông qua bài viết trên, CoDX hy vọng bạn đã phần nào hiểu rõ mental health là gì cùng những ảnh hưởng quan trọng của nó. Mong rằng với 6 cách được gợi ý trên đây sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả tốt trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhân viên để nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc. Hãy theo dõi trang tin quản trị CoDX để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích mới nhất nhé!.