Không gian làm việc là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến niềm yêu thích đối với công việc và tinh thần làm việc của nhân viên. Xây dựng không gian lý tưởng sẽ là chìa khóa giữ chân cũng như thu hút nhân tài hiệu quả đối với doanh nghiệp. Hãy cùng CoDX tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện |
1. Không gian làm việc là gì? Các loại phổ biến hiện nay
Không gian làm việc là nơi diễn ra các hoạt động công việc mà nhân viên dành phần lớn thời gian của mình. Chúng có thể được hiểu là tổng hòa của yếu tố vật chất như diện tích văn phòng, thiết kế nội thất, trang thiết bị, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…và yếu tố tinh thần như văn hóa doanh nghiệp, sự gắn kết giữa nhân viên,…
Hiện nay, có nhiều loại không gian làm việc phổ biến, bao gồm:
- Không gian mở: Đây là loại không gian phổ biến nhất hiện nay, với đặc điểm là các nhân viên ngồi làm việc chung trong một không gian rộng lớn, không có vách ngăn.
- Không gian cá nhân: Không gian này dành riêng cho từng nhân viên, với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết.
- Không gian kết hợp: Kết hợp giữa không gian mở với không gian cá nhân, phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn và nhiều bộ phận khác nhau.
Ngoài ra, còn có một số loại không gian khác, như:
- Không gian sáng tạo: Không gian này thường được trang bị các thiết bị hiện đại, với màu sắc và ánh sáng tươi sáng.
- Không gian xanh: Không gian được bố trí nhiều cây xanh cùng các yếu tố liên quan đến thiên nhiên để tạo không khí trong lành.
- Không gian chung (Coworking Space): Đây là loại không gian được chia sẻ bởi nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân khác nhau.
2. Không gian làm việc mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Không gian làm việc không chỉ là nơi nhân viên đến để làm việc, mà còn là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của doanh nghiệp. Một không gian công sơt lý tưởng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
2.1 Tác động trực tiếp đến sức khỏe thể chất
Không gian làm việc được thiết kế khoa học có tác động tích cực đến cả hiệu suất cũng như sức khỏe của nhân viên. Một nơi làm việc thoải mái sẽ giúp chúng ta giảm căng thẳng đồng thời tăng khả năng tập trung.
Bên cạnh đó, không gian văn phòng có đủ ánh sáng tự nhiên cũng như không gian để vận động sẽ giúp duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần.
2.2 Tác động đến tinh thần làm việc của nhân viên
Không gian văn phòng sáng sủa được thiết một cách sáng tạo là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất và khả năng sáng tạo của nhân viên. Môi trường làm việc tốt cũng giúp giảm stress từ đó tăng sự hài lòng của nhân viên, thúc đẩy tinh thần làm việc hiệu quả, có khả năng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
2.3 Nâng cao văn hóa doanh nghiệp
Không gian làm việc thể hiện được bản sắc, văn hóa của doanh nghiệp thông qua các yếu tố như màu sắc, nội thất, đồ trang trí,…
Ví dụ, một công ty công nghệ có thể sử dụng màu sắc tươi sáng, hiện đại trong thiết kế văn phòng để thể hiện sự năng động, sáng tạo. Một doanh nghiệp hoạt động về tài chính có thể sử dụng màu sắc sang trọng, lịch sự trong thiết kế văn phòng để thể hiện sự uy tín, chuyên nghiệp.
2.4 Kiến tạo môi trường làm việc lý tưởng
Không gian văn phòng đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo môi trường làm việc lý tưởng, thu hút thêm nhiều nhân tài, đồng thời tạo sự gắn kết lâu dài giữa nhân sự với công ty. Các doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư vào không gian văn phòng thoải mái, đầy đủ tiện nghi, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân viên.
2.5 Khẳng định vị thế của thương hiệu
Một văn phòng được thiết kế chuyên nghiệp, hiện đại sẽ thể hiện thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo ấn tượng tốt, tạo được sự tin tưởng vào năng lực của doanh nghiệp giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng, đối tác.
2.6 Giữ chân và thu hút nhân tài
Điều kiện văn phòng là một trong những yếu tố quan trọng để nhân viên đánh giá giá trị của họ đối với doanh nghiệp. Không gian làm việc càng chuyên nghiệp và hiện đại càng thể hiện sự coi trọng của công ty đối với nhân viên. Do đó, những doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào không gian lý tưởng sẽ có lợi thế trong việc thu hút đồng thời giữ chân nhân tài.
3. Xây dựng không gian văn phòng lý tưởng cần đảm bảo tiêu chí nào?
Khi xây dựng không gian văn phòng lý tưởng, các doanh nghiệp cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Đảm bảo diện tích: Diện tích văn phòng cần phù hợp với quy mô nhân sự, đặc thù công việc và nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Diện tích quá nhỏ sẽ gây cảm giác chật chội, ngột ngạt, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nhân viên. Diện tích quá lớn sẽ gây lãng phí cũng như khó quản lý.
- Trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết: Các thiết bị văn phòng cần được trang bị đầy đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân viên. Các thiết bị cần thiết bao gồm: bàn ghế, máy tính, máy in, máy photocopy, tủ tài liệu,…
- Thể hiện được bản sắc của doanh nghiệp: Không gian làm việc cần thể hiện được bản sắc của doanh nghiệp, thể hiện văn hóa cùng với giá trị của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện thông qua phong cách thiết kế, màu sắc, đồ nội thất,…
- Rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát: Không gian văn phòng cần được đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho nhân viên.
- Có yếu tố thiên nhiên: Yếu tố thiên nhiên có tác dụng tích cực đến tâm lý cũng như sức khỏe của con người. Do đó, nơi làm việc nên có ánh sáng tự nhiên, thoáng mát và có nhiều cây xanh.
Như vậy thông qua bài viết CoDX đã chia sẻ những thông tin hữu ích về lợi ích mà không gian làm việc lý tưởng mang đến cũng như những tiêu chí quan trọng khi xây dựng không gian văn phòng cho nhân viên. Hy vọng doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường làm việc llý tưởng, góp phần thu hút và giữ chân nhân tài, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh