Các Hình Thức Huy Động Vốn Của Doanh Nghiệp Phổ Biến Nhất 2024

Ngày nay, các doanh nghiệp thường muốn mở rộng thị trường, việc huy động vốn là một hoạt động không thể thiếu trong chiến thuật tài chính nhằm tăng cơ hội cạnh tranh, hội nhập quốc tế. Thế nhưng, tuỳ vào mỗi loại hình và đặc điểm riêng sẽ có các hình thức huy vộng vốn của doanh nghiệp khác nhau. Hãy cùng CoDX tìm hiểu vấn đề này và những lưu ý qua bài viết hôm nay nhé!

Bạn đang đọc bài viết trên Trang tin quản trị CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

1. Huy động vốn của doanh nghiệp là gì?

Huy động vốn của doanh nghiệp (trong tiếng Anh: Mobilizing capital from businesses) là quy trình thu thập tài sản, tiền bạc hoặc nguồn vốn khác nhằm tăng cường vốn cho các hoạt động kinh doanh, đầu tư của họ.

2. Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp phổ biến nhất 2024

Bất cứ công ty nào thì nhu cầu về nguồn vốn luôn cấp bách. Vì vậy, các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp là công việc trọng tâm của tổ chức đó. Trên thị trường hiện này có rất nhiều cách thức huy động vốn kịp thời. Do đó, tuỳ vào tình hình cụ thể mà các công ty sẽ lựa chọn phương thức hiệu quả nhất. Dưới đây là 6 cách huy động vốn được công ty sử dụng:

  • Cách 1: Huy động từ góp vốn ban đầu;
  • Cách 2: Huy động của công ty từ lợi nhuận không chia;
  • Cách 3: Huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng;
  • Cách 4: Huy động vốn bằng tín dụng thương mại;
  • Cách 5: Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu;
  • Cách 6: Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu.
các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp
Cách huy động vốn của doanh nghiệp phổ biến nhất

2.1. Huy động từ vốn góp ban đầu

Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp bằng vốn góp ban đầu thường để bắt đầu hoạt động đầu tư, kinh doanh vào tài sản cố định và triển khai các chiến dịch cần thiết cho công ty. Số tiền vốn góp ban đầu có thể điều chỉnh dựa vào sự biến động của các chủ sở hữu hoặc nhân sự. Hình thức này phù hợp với các loại hình công ty như: Nhà nước, tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần.

2.2. Huy động vốn của doanh nghiệp từ lợi nhuận không chia

Phần lớn các doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận chia cho cổ đông và dùng khoản lợi nhuận này giống như một nguồn vốn huy động nhằm tái đầu tư – hình thức phổ biến giúp công ty luôn có khoản vốn dự trữ sẵn sàng cho quá trình đầu tư và kinh doanh mới.

doanh nghiệp huy động vốn từ lợi nhuận
Huy động vốn từ lợi nhuận không phân chia.

2.3. Hình thức huy động vốn của doanh nghiệp bằng tín dụng ngân hàng

Đối với hình thức doanh nghiệp huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng, có thể huy động bằng cách vay tín chấp hoặc vay thế chấp tài sản. Do đó, công ty phải thanh toán cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng khi đến thời hạn chi trả theo những điều khoản đã thống nhất. Đa số các công ty hay ngân hàng cho vay vốn đều có các gói vay với lãi suất thấp và ưu đãi hấp dẫn để hỗ trợ các công ty mở rộng quy mô hoạt động. Thế nhưng, công ty khi xác định vay cần có kế hoạch thanh toán nợ rõ ràng nhằm tránh tình trạng không trả được các khoản nợ.

2.4. Hình thức huy động vốn của doanh nghiệp bằng tín dụng thương mại

Khi các công ty thực hiện mua bán sản phẩm trực tiếp mà chưa chi trả ngay thì sẽ sử dụng các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp là tín dụng thương mại. Bao gồm:

  • Tín dụng nhập khẩu: Do đơn vị nhập khẩu cung cấp cho đơn vị xuất khẩu nhằm đảm bảo quy trình nhập sản phẩm được thuận lợi;
  • Tín dụng xuất khẩu: Do đơn vị xuất khẩu cung cấp cho đơn vị nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm;
  • Tín dụng nhà môi giới: Do các ngân hàng thương nghiệp gián tiếp cấp cho hai phía nhập – xuất khẩu thông qua đơn vị môi giới.

2.5. Huy động vốn của doanh nghiệp từ phát hành cổ phiếu

Bên cạnh các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp bằng phát hành trái phiếu thì doanh nghiệp cũng có thể huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu. Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

  • Chứng minh được hoạt động kinh doanh trong 5 năm liên tiếp trước khi đăng ký và buộc phải sinh lời, không có lỗ luỹ kế tính tới năm đăng ký;
  • Phải được chấp thuận bởi Đại hội cổ đông về những vấn đề liên quan tới phương thức sử dụng nguồn vốn thu được, phương thức phát hành cổ phiếu,…
  • Phải sở hữu vốn điều lệ có giá trị trên 10 tỷ ngay tại thời điểm phát hành và có nhu cầu chào bán cổ phiếu cho thị trường. Dữ liệu này được ghi nhận từ giá trị thực tế trên sổ sách kế toán của công ty;
  • Doanh nghiệp bán cổ phiếu trên thị trường cần đảm bảo giao dịch thị trường trong kỳ hạn 1 năm, sau khi hoàn thành chào bán phải được chấp thuận bởi Đại hội đồng cổ đông.

2.6. Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu

Trái phiếu được hiểu là chứng khoán được công ty phát hành cho nhà đầu tư có kỳ hạn trên một năm. Công ty phải cam kết thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ đã thống nhất và thanh toán đủ cả gốc lẫn lãi cho nhà đầu tư nếu dùng các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp bằng phát hành trái phiếu. Các loại hình công ty được phát hành trái phiếu như: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được hình thành và hoạt động theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành.

huy động vốn của doanh nghiệp bằng trái phiếu
Huy động vốn của doanh nghiệp bằng phát hành trái phiếu.

3. Doanh nghiệp huy động vốn cần lưu ý gì?

  • Lên kế hoạch tài chính minh bạch, khả thi với dữ liệu chi tiết và rõ ràng để tạo dựng sự tin tưởng từ đối tác;
  • Xem xét khả năng thanh toán nợ gốc và lãi suất nhằm đảm bảo công ty có nguồn thu đủ để thanh toán nợ đúng hạn và tránh trường hợp nợ nặng;
  • Điều khoản hợp đồng chi tiết, rõ ràng trong các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp gồm: lãi suất, kỳ hạn, điều khoản bảo vệ quyền lợi của hai phía;
  • Doanh nghiệp huy động vốn phải thường xuyên theo dõi và xác định trước rủi ro có thể xảy đến khi huy động vốn, qua đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời;
  • Có sự cố vấn của chuyên gia tài chính, luật sư có kinh nghiệm giúp doanh nghiệp đảm bảo quy trình diễn ra một cách thuận lợi.

Như vậy, bài viết trên đây đã giới thiệu cụ thể về các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp phổ biến hiện nay. CoDX hy vọng doanh nghiệp sẽ luôn đảm bảo được nguồn tài chính vững mạnh để kinh doanh bền vững hơn nữa.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh