Tư duy chiến lược là một kỹ năng quan trọng mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng cần có để xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững. Vậy làm sao để trở thành người có tư duy chiến lược? Rèn luyện kỹ năng này như thế nào? Theo dõi bài viết của CoDX để tìm hiểu tường tận vấn đề nhé!
Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức quản trị của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện. |
1. Tư duy chiến lược là gì?
Tư duy chiến lược là khả năng phân tích, đánh giá và lựa chọn các hướng đi phù hợp để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Nhờ vào kỹ năng này các nhà lãnh đạo sẽ đưa ra được kế hoạch hành động phù hợp giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Có thể nói, đây là một kỹ năng không thể thiếu đối với các nhà lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo cấp cao. Một doanh nghiệp muốn thành công, phát triển lâu dài thì trước hết cần có xây một chiến lược đúng đắn, phù hợp.
Người có tư duy chiến lược phải có các suy luận sâu sắc cùng tầm nhìn xa. Họ không chỉ đơn giản nhìn nhận mọi vấn đề tổng quan mà còn đánh giá sự tác động từ các yếu tố bên trong, bên ngoài tổ chức. Qua đó nhanh chóng xác định cơ hội, thách thức và lấy chúng làm cơ sở để xây dựng kế hoạch phù hợp với mục tiêu.
Kỹ năng này được chia thành 5 mức độ, bao gồm:
- Mức độ 1: Cần rèn luyện và cải thiện thêm
- Mức độ 2: Tư duy ở mức cơ bản
- Mức độ 3: Có thể áp dụng tư duy ở mức khá
- Mức độ 4: Vận dụng kỹ năng tư duy ở mức tốt
- Mức độ 5: Sở hữu khả năng tư duy ở mức xuất sắc
2. Tầm quan trọng của tư doanh chiến lược
Với cương vị là một nhà lãnh đạo thì đòi hỏi bạn phải là người có tư duy tốt để vạch ra những định hướng rõ ràng cho tổ chức. Khi một nhà lãnh đạo sở hữu kỹ năng tư duy chiến lược sẽ mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích như sau:
- Xây dựng đúng hướng về tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp
Để đảm bảo các kế hoạch, mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp luôn chính xác, hiệu quả thì nhà lãnh đạo phải có kỹ năng tư duy. Các hoạt động phân tích và dự báo thị liên thường xuyên là vô cùng cần thiết vì chúng giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng và nhanh chóng hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
- Giúp Doanh nghiệp chủ động phát triển
Bên cạnh đó, kỹ năng tư duy giúp nhà lãnh đạo chủ động trong việc tìm cơ kiếm cơ hội mới và hạn chế rủi ro trong quá trình kinh doanh. Chính sự chủ động đó sẽ giúp bạn lãnh đạo phân tích rõ các điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức. Dựa vào kết quả đó, họ có thể thiết lập hoặc phát huy các chiến lược gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Tạo mối liên kết trong toàn bộ doanh nghiệp
Từ chiến lược chung của toàn tổ chức, các phòng ban cần phải lên kế hoạch cụ thể phù hợp đặc thù công việc. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Chính điều này là chìa khóa tạo nên sự liên kết giữa các cấp trong toàn tổ chức.
3. Thế nào là người lãnh đạo có tư duy chiến lược?
Một nhà lãnh đạo tài ba và có khả năng tư duy chiến lược thì cần có các kỹ năng cần thiết sau:
- Khả năng phân tích thực trạng
- Tầm nhìn định hướng và thiết lập mục tiêu
- Có Kỹ năng lên kế hoạch và triển khai chiến lược
- Khả năng đo lường đánh giá và tối ưu vận hành
3.1 Khả năng phân tích thực trạng
Trong bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy, phân tích tình hình thực tế là một việc làm tất yếu nếu muốn thành công. Chỉ khi biết được cơ hội và thách thức doanh nghiệp đang đối mặt thì người lãnh đạo mới có thể đưa ra những chiến lược hiệu quả.
Ví dụ: Khi có kế hoạch ra mắt sản phẩm mới, người lãnh đạo cần phân tích những đối thủ cạnh tranh, giá thành, nhà cung cấp, khách hàng và các lược kinh doanh của họ.
3.2 Tầm nhìn định hướng và thiết lập mục tiêu
Người có tư duy chiến lược luôn bắt đầu mọi thứ bằng việc xác định mục tiêu và định hướng. 2 yếu tố này luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau khi định hướng sẽ giúp nhà lãnh đạo xác định đường hướng đi và mục tiêu trong tương lai.
Sau khi có định hướng rõ ràng, doanh nghiệp có thể đặt ra các mục tiêu cụ thể để triển khai định hướng đó. Cần lưu ý một điều rằng, mục tiêu phải được thiết lập cụ thể và có thể đo lường, đánh giá được. Việc đặt ra mục tiêu sẽ giúp các nhà lãnh đạo ưu tiên vào những việc quan trọng và đạt được kết quả tốt nhất.
3.3 Có kỹ năng lên kế hoạch và triển khai chiến lược
Một nhà lãnh đạo tài giỏi, tư duy tốt đồng nghĩa họ cần biết cách lên kế hoạch và triển khai chúng một cách hiệu quả nhất. Dựa trên định hướng, mục tiêu và các phân tích thực trạng mà người lãnh đạo cần lên một kế hoạch hoàn chỉnh.
Nhà lãnh đạo có tư duy chiến lược sẽ đủ nhanh nhạy và quyết đoán trong việc lên kế hoạch và triển khai chúng. Tuy vậy, bạn cũng cần phải linh hoạt thích ứng với những đổi mới của thị trường và kịp thời thích ứng với những phát sinh ngoài kế hoạch để có những điều chỉnh hợp lý nhất.
3.4 Khả năng đo lường đánh giá và tối ưu vận hành
Sau khi triển khai kế hoạch, bạn cần đánh giá kết quả để biết tỷ lệ hoàn thành mục tiêu của mình. Dựa trên đánh giá này, người lãnh đạo cần nhìn nhận lại và đưa ra những điều chỉnh thích hợp để đạt được những kết quả tốt hơn.
Kỹ năng tư duy sẽ cho phép bạn nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể nhất. Nhờ đó và có thể nắm bắt được những lỗ hổng trong bản kế hoạch và nhanh chóng có phương án sửa chữa kịp thời. Để quá trình đánh giá hiệu quả và chính xác nhất, bạn cần nắm rõ mục tiêu của mình từ đó thiết lập những chỉ số đo lường và sử dụng công cụ hỗ trợ thu thập dữ liệu phù hợp.
4. Cách rèn luyện tư duy chiến lược hiệu quả
Để có thể rèn luyện tư duy chiến lược hiệu quả, các nhà lãnh đạo không nên bỏ qua 7 cách sau:
- Giải quyết vấn đề bằng cách chia nhỏ
- Luôn tìm nguyên nhân cho mọi tình huống
- Thiết lập mục tiêu đúng, hướng đến kết quả
- Rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực
- Đảm bảo phân bổ nguồn lực đúng và đủ
- Xây dựng kế hoạch rõ ràng và khả thi
- Rèn luyện liên tục
4.1 Giải quyết vấn đề bằng cách chia nhỏ
Một trong những phương pháp giúp bạn rèn luyện tư duy chiến lược hiệu quả và được nhiều nhà lãnh đạo thành công áp dụng đó là chia nhỏ vấn đề.
Tùy thuộc vào mỗi lĩnh vực kinh doanh, bạn có thể phân chia vấn đề theo các hình thức khác nhau. Việc phân tách một vấn đề thành nhiều khía cạnh nhỏ khác nhau sẽ giúp bạn tập trung giải quyết từng vấn đề hiệu quả nhất.
4.2 Luôn tìm nguyên nhân cho mọi tình huống
Thông thường, khi đứng trước mọi vấn đề, mọi người sẽ có xu hướng vội vã đi tìm giải pháp giải quyết thay vì nguyên nhân. Tuy nhiên, để có cái nhìn sâu và rộng hơn về vấn đề thì nhà lãnh đạo cần đặt ra câu hỏi “tại sao” và tìm ra nguyên nhân gốc rễ của chúng. Khi biết rõ được lý do thì bạn sẽ có được cách giải quyết tốt nhất cho vấn mọi khó khăn, thử thách.
4.3 Thiết lập mục tiêu đúng, hướng đến kết quả
Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, nhà lãnh đạo cũng cần phải xác định những mục tiêu và vấn đề một cách đúng đắn. Một người có tư duy chiến lược cần biết cách thu thập thông tin, dữ liệu kỹ càng trước khi kết luận 1 vấn đề nào đó.
Không nên đề cao những suy nghĩ theo hướng nhìn cá nhân, bạn nên tìm hiểu sâu sắc mục tiêu và định hướng chúng kết quả chung của tổ chức. Khi đã thiết lập đúng mục tiêu thì mọi vấn đều có thể giải quyết êm đẹp.
4.4 Rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực
Nếu một nhà lãnh đạo chỉ nhìn nhận mọi thứ với góc nhìn cá nhân thì mọi mục tiêu đề ra đều mang tính chủ quan và không gắn liền với thực tế. Do đó, để tối ưu hóa hiệu quả chiến lược, bạn nên học cách lắng nghe tích cực từ những chuyên gia, người am hiểu trong lĩnh vực hoặc người có cùng mục tiêu. Đây chính là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp bạn nâng cao khả năng tư duy lãnh đạo và xây dựng chiến lược thật tốt.
4.5 Đảm bảo phân bổ nguồn lực đúng và đủ
Doanh nghiệp có một chiến lược tốt những không phân bổ nguồn lực đúng và đủ thì khó có thể thành công. Một khi nguồn lực được đảm bảo thì sẽ duy trì chiến lược đúng tiến độ và hiệu quả. Trước khi tiến hành triển khai bất kỳ kế hoạch nào, nhà lãnh đạo có tư duy chiến lược luôn thống kê lại tài nguyên nguồn lực của bạn bằng các câu hỏi sau:
- Chiến lược này cần bao nhiêu nhân sự?
- Chiến lược này cần bao nhiêu ngân sách cho nhân sự?
- Kỹ năng, trách nhiệm của nhân sự cần có để đáp ứng được yêu cầu công việc là gì?
4.6 Xây dựng kế hoạch rõ ràng và khả thi
Việc xây dựng kế hoạch chiến lược đòi hỏi rất nhiều vào khả năng dẫn dắt và lãnh đạo của người quản lý. Khí giải quyết một vấn đề nào đó, cụ thể là lập kế hoạch dự án thì tốt nhất bạn nên bắt đầu mọi thứ một cách rõ ràng nhất.
Với cách tiếp cận rõ ràng, tính khả thi của kế hoạch sẽ được nâng cao vì tất cả thành viên đều có thể theo dõi vấn đề một cách trực quan nhất. Đây cũng là trong những phương pháp hỗ trợ xây dựng tư duy lãnh đạo lâu dài và bền bỉ nhất.
4.7 Rèn luyện liên tục
Không phải bất cứ ai cũng có tư duy lãnh đạo một cách dễ dàng. Theo đó, muốn vận dụng tốt kỹ năng này, nhà lãnh đạo cần rèn luyện liên tục để có thể khai phá được những lợi ích vượt trội của nó. Không giống như những vấn đề nhỏ, khi đối mặt với các trường hợp độ khó cao thì bạn cần đầu tư vào mặt thời gian nhiều hơn việc tư duy và tìm ra hướng đi đúng đắn.
5. Ví dụ về tư duy chiến lược phổ biến
Có thể thấy tư duy chiến lược đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của tổ chức. Tuy nhiên, đây vẫn là khái niệm khá mới mẻ đối với những nhà lãnh đạo trẻ hay startup. Xem ngay ví dụ minh chứng cụ thể về kỹ năng này nhé!
- Head in the Sand – Tư duy chiến lược bảo thủ
Có thể nói, đại đa số các nhà lãnh đạo luôn có tâm lý “ngủ quên trên chiến thắng” với những thành tựu, thành công đã gầy dựng trong quá khứ. Các thế hệ nhân viên tiếp theo bắt buộc phải làm theo những chiến lược lỗi thời theo sự chỉ đạo của họ một cách máy móc. Nhưng thực tế, thương trường luôn biến động cùng với sự tác động của chuyển đổi số thì đây chính là một tư duy sai lầm.
Ví dụ: Một doanh nghiệp gia đình đã sản xuất và kinh doanh đồ gốm truyền thống trong nhiều thế hệ. Họ tuân theo cách sản xuất và thiết kế đã được truyền từ ông nội đến cha, từ cha đến con. Khi đó, đơn vị chỉ tập trung vào việc duy trì chất lượng và phong cách truyền thống của sản phẩm, không thay đổi quá nhiều về hình dáng, màu sắc hoặc kỹ thuật sản xuất. Điều này khiến sản phẩm bị lỗi thời và xa rời đi thị hiếu của khách hàng.
- Fast Follower – Tư duy chiến lược nhạy bén linh hoạt
Hoàn toàn trái ngược với tư duy bảo thủ, những nhà lãnh đạo có tư duy chiến lược nhạy bén, linh hoạt luôn có những nhìn nhận mới mẻ về thị trường và không bị gò bó trong sự bảo thủ.
Ví dụ: Một công ty công nghệ đa ngành đã nhận ra sự gia tăng mạnh mẽ của xu hướng chuyển đổi số và công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) đang ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp truyền thống. Thay vì duy trì các sản phẩm và dịch vụ hiện tại, họ đã nghiên cứu và phát triển ra những tool AI và nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của khách hàng.
- Create the Future – Tư duy chiến lược kiến tạo tương lai
Tư duy chiến lược kiến tạo tương lai lai là dạng tư duy cấp cao và khó tìm thấy ở thị trường hiện nay. Theo đó, muốn có được khả năng tư duy này, nhà lãnh đạo cần đi trước khách hàng và nắm bắt được nhu cầu của thị trường trong tương lai.
Ví dụ: Mì ăn liền là một sáng kiến mang tính thời đại và đã thay đổi thị trường thức ăn nhanh hiện nay. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là tính tiện lợi chưa cao khi sử dụng bên ngoại. với tư duy kiến tạo tương lai, CUPNOODLES đã cho ra mắt phiên bản mì lý và tạo ra xu hướng mới cho người tiêu dùng.
Mong rằng với bài viết CoDX vừa chia sẻ đã giúp bạn nắm rõ khái niệm về tư duy chiến lược và bí quyết rèn luyện để trở thành người có tư duy chiến lược nhạy bén. Để trở thành một người tư duy lãnh đạo tốt, điều bạn cần làm là tạo một tâm trí cởi mở, giải quyết mọi vấn đề theo cách sáng tạo và bỏ qua sự bảo thủ.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh