Phân tích chi tiết phong cách lãnh đạo độc đoán: Ưu nhược điểm, ví dụ

Phong cách lãnh đạo độc đoán được xem là một trong những phong cách cứng nhắc, đem lại nhiều ảnh hưởng xấu trong quản trị. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm hạn chế thì phong cách này cũng có những ưu điểm lợi ích riêng. Để biết chi tiết, hãy cùng CoDX theo dõi chi tiết trong bài viết này.

Đọc xong bài viết này bạn sẽ nắm được:

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

Cùng chủ đề:

1. Phong cách lãnh đạo độc đoán là gì?

Phong cách lãnh đạo độc đoán (Autocratic leadership), còn được gọi là phong cách lãnh đạo chuyên quyền, là một phương thức quản lý trong đó quyền lực và quyền quyết định tập trung chủ yếu vào tay của người lãnh đạo. Người lãnh đạo độc đoán thường tự mình đưa ra tất cả các quyết định quan trọng mà không cần tham khảo ý kiến hay sự tham gia của cấp dưới hoặc các thành viên trong nhóm.

Phong cách lãnh đạo độc đoán
Người lãnh đạo độc đoán thường tự đưa ra tất cả các quyết định quan trọng mà không cần tham khảo ý kiến của cấp dưới

Trong doanh nghiệp có phong cách độc đoán, người lãnh đạo giữ quyền kiểm soát cao độ đối với mọi khía cạnh của công việc, từ việc lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho đến giám sát quá trình thực hiện. Họ thường thiết lập các quy định chặt chẽ, kỳ vọng nhân viên phải tuân thủ một cách tuyệt đối mà không có sự phản biện hoặc thảo luận.

2. Đặc điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách lãnh đạo độc đoán có nhiều đặc điểm nổi bật, chủ yếu xoay quanh quyền lực tập trung, sự kiểm soát cao từ người lãnh đạo.

Dưới đây là các đặc điểm chính:

2.1 Tính quyết đoán, kiểm soát cao

Người lãnh đạo độc đoán thường rất quyết đoán trong việc đưa ra các quyết định. Họ tin rằng mình hiểu rõ nhất về những gì cần phải làm và tự mình ra quyết định mà không cần tham khảo ý kiến của người khác. Sự quyết đoán này giúp họ xử lý công việc nhanh chóng hiệu quả, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp hoặc khi cần sự dứt khoát.

Ngược lại, ý kiến quan điểm của nhân viên thường không được coi trọng, lãnh đạo ít khi tổ chức các cuộc họp để lắng nghe ý kiến của cấp dưới.

Phong cách lãnh đạo độc đoán
Tính quyết đoán, kiểm soát cao

2.2 Quyền lực tập trung vào lãnh đạo

Quyền lực trong tổ chức được tập trung chủ yếu vào tay người lãnh đạo. Họ nắm quyền kiểm soát mọi hoạt động, từ việc lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, đến giám sát đánh giá kết quả. Nhân viên trong tổ chức thường ít có cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định và phải tuân thủ các chỉ thị mà không được phép thảo luận hay phản biện.

2.3 Giao tiếp một chiều từ trên xuống dưới

Phong cách lãnh đạo độc đoán thường đi kèm với mô hình giao tiếp một chiều. Thông tin chỉ thị được truyền đạt từ lãnh đạo xuống nhân viên, trong khi chiều ngược lại – từ nhân viên lên lãnh đạo – hầu như không tồn tại. Nhân viên ít có cơ hội bày tỏ ý kiến, đề xuất hoặc phản hồi về công việc, quy trình làm việc.

2.4 Tính nghiêm khắc, kỷ luật cao

Lãnh đạo độc đoán thường đặt ra các quy định tiêu chuẩn nghiêm ngặt, yêu cầu nhân viên phải tuân thủ một cách tuyệt đối. Họ thường áp dụng các biện pháp kỷ luật nghiêm khắc để đảm bảo rằng mọi người làm việc theo đúng quy định. Sự nghiêm khắc này có thể tạo ra môi trường làm việc căng thẳng đầy áp lực.

2.5 Tập trung vào kết quả hơn quá trình

Người lãnh đạo độc đoán thường chú trọng vào kết quả cuối cùng hơn là quá trình thực hiện. Họ đặt ra các mục tiêu cụ thể và kỳ vọng nhân viên phải đạt được những mục tiêu đó, đôi khi bất kể phương pháp hay cách thức thực hiện. Cách làm này có thể dẫn đến việc nhân viên cảm thấy bị áp lực, thiếu tự do trong công việc.

3. Những hạn chế điển hình khi lãnh đạo độc đoán

Những hạn chế lớn trong phong cách lãnh đạo độc đoán:

3.1 Gây căng thẳng áp lực cho nhân viên

Phong cách lãnh đạo độc đoán thường dẫn đến trạng thái làm việc căng thẳng kèm áp lực cao đối với nhân viên. Sự kiểm soát chặt chẽ nghiêm ngặt từ người lãnh đạo có thể làm cho nhân viên cảm thấy bị ép buộc, không có không gian để thể hiện bản thân. 

Áp lực này có thể dẫn đến stress, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của nhân viên.

Phong cách lãnh đạo độc đoán
Gây căng thẳng áp lực cho nhân viên

3.2 Không có sự sáng tạo đổi mới trong công việc

Vì các quyết định chỉ đạo đến từ trên xuống dưới mà không có sự tham gia hoặc đóng góp nhiều từ phía nhân viên, điều này làm giảm khả năng sáng tạo của nhân viên. Họ có thể cảm thấy không được khuyến khích để đưa ra ý tưởng mới hay cải tiến quy trình làm việc vì sợ bị phản đối hoặc không được chấp nhận.

3.3 Tạo ra môi trường làm việc tiêu cực

Lãnh đạo độc đoán thường xây dựng một môi trường làm việc mà nhân viên cảm thấy bị kiểm soát. Dẫn đến sự căng thẳng, đối đầu, cảm giác bất mãn trong khi làm việc. Môi trường làm việc tiêu cực này có thể ảnh hưởng xấu đến tinh thần làm việc, sự hài lòng của nhân viên.

3.4 Không giữ chân được nhân viên giỏi

Phong cách lãnh đạo độc đoán có thể tạo ra nguy cơ phản kháng từ phía nhân viên, đặc biệt là từ những người nhân viên giỏi có tính cách độc lập muốn được tham gia vào quyết định. 

Nếu nhân viên cảm thấy không được tôn trọng hoặc không có giọng nói trong công việc của mình, sẽ làm giảm hiệu suất công việc, họ có thể mất lòng trung thành, dứt áo ra đi.

4. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán

4.1 Quyết định nhanh chóng trong tình huống khẩn cấp

Trong lãnh đạo độc đoán, lãnh đạo sẽ ra quyết định nhanh chóng, dứt khoát trong các tình huống khẩn cấp. Trong những trường hợp đặc biệt, như khi phải đối mặt với các vấn đề gấp rút, việc có một người lãnh đạo đưa ra quyết định quyết đoán không ngần ngại sẽ giúp tổ chức hoạt động hiệu quả hơn. Sự nhanh nhạy, quyết đoán này đảm bảo rằng các biện pháp cần thiết được thực hiện kịp thời đúng đắn để giải quyết vấn đề.

4.2 Rõ ràng trong chỉ đạo và kỳ vọng cần đạt

Phong cách lãnh đạo độc đoán thường đi kèm với sự rõ ràng, minh bạch trong việc chỉ đạo, đặt kỳ vọng cần đạt được. Người lãnh đạo đưa ra các hướng dẫn rõ ràng về những gì cần làm và mong đợi từ nhân viên. 

Phong cách này giúp loại bỏ sự nhầm lẫn, hiểu sai trong việc thực hiện công việc, đồng thời giúp các thành viên trong tổ chức có thể làm việc dựa trên mục tiêu cụ thể, đạt được kết quả mong muốn.

5. Một số lời khuyên dành cho lãnh đạo theo phong cách độc đoán

  • Kết hợp linh hoạt với các phong cách lãnh đạo khác: Để tối ưu hóa hiệu quả của phong cách lãnh đạo độc đoán, lãnh đạo nên học cách kết hợp linh hoạt với các phong cách lãnh đạo khác như lãnh đạo dân chủ (Democratic Leadership) hay lãnh đạo trực giác (Intuitive Leadership). Việc này giúp tăng sự đa dạng, khả năng linh hoạt trong quản lý nhân sự. Thay vì luôn áp dụng một phong cách duy nhất, lãnh đạo có thể linh hoạt thay đổi tùy theo từng tình huống cụ thể của doanh nghiệp.
  • Lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhân viên: Để giảm thiểu các hạn chế, lãnh đạo cần biết lắng nghe ý kiến của nhân viên, khuyến khích nhân viên thể hiện quan điểm, đóng góp ý tưởng, không chỉ giúp nâng cao hiệu suất mà còn tăng cường mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên.
  • Tạo môi trường làm việc tích cực, động viên nhân viên: Có thể cải thiện hiệu quả bằng cách tạo ra một môi trường làm việc tích cực bằng cách khuyến khích sự phát triển cá nhân của nhân viên, cung cấp hỗ trợ, động viên trong quá trình thực hiện công việc. Với cách làm này, họ sẽ tạo được một môi trường làm việc đầy tính khích lệ, nhiệt huyết giúp gia tăng sự cam kết trách nhiệm của nhân viên đối với tổ chức.
phong cách lãnh đạo độc đoán
Lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhân viên

6. Ví dụ về phong cách lãnh đạo độc đoán

6.1 Ví dụ về phong cách lãnh đạo độc đoán trong lịch sử

Một trong những ví dụ nổi bật về phong cách lãnh đạo độc đoán trong lịch sử là Napoleon Bonaparte, Hoàng đế của nước Pháp. Napoleon nổi tiếng với phong cách lãnh đạo mạnh mẽ, quyết đoán, kiểm soát chặt chẽ quân đội cũng như chính quyền. Ông thường tự mình đưa ra các quyết định chiến lược quan trọng mà không cần tham khảo ý kiến của các tướng lĩnh hay cố vấn. Điều này giúp Napoleon thực hiện những chiến dịch quân sự đạt được nhiều chiến thắng vang dội trong thời gian ngắn. 

Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo này cũng dẫn đến sự bất mãn,  phản kháng từ phía những người dưới quyền, đặc biệt khi các quyết định của ông gây thiệt hại nặng nề hoặc thất bại.

6.2 Ví dụ về phong cách lãnh đạo độc đoán trong chính trị

Adolf Hitler, lãnh đạo của Đảng Quốc xã Đức, là một ví dụ khác về phong cách độc đoán trong chính trị. Hitler nắm quyền kiểm soát toàn diện đối với đất nước Đức và sử dụng quyền lực một cách chuyên chế để thực hiện các chính sách của mình. Ông không chấp nhận bất kỳ sự phản đối nào từ các quan chức hoặc dân chúng và thường sử dụng bạo lực để đàn áp các ý kiến trái chiều.

Cách lãnh đạo độc đoán của Hitler đã dẫn đến những hậu quả thảm khốc cho Đức và thế giới, bao gồm Thế chiến thứ hai, cuộc diệt chủng Holocaust..

Bài viết đã tổng hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến phong cách lãnh đạo độc đoán trong hoạt động quản trị. Hy vọng với những thông tin này giúp bạn tránh được những cách quản lý chuyên quyền gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, đồng thời nắm rõ cách lãnh đạo độc đoán để áp dụng đúng vào những trường hợp cần thiết, phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: