Làm thế nào để xây dựng một doanh nghiệp hạnh phúc?

Theo một công bố của Linkedin về Top 25 công việc phát triển nhanh nhất năm 2023, có một vị trí xếp thứ 5 khiến nhiều người tò mò. Đó là Chief Happiness Officer – Giám đốc hạnh phúc, nhiệm vụ chính của chức vụ này là có trách nhiệm chăm sóc và đảm bảo hạnh phúc, sự hài lòng cũng như sự phát triển của nhân viên trong tổ chức, tạo nên một doanh nghiệp hạnh phúc.

Vị trí Giám đốc hạnh phúc mới nổi lên gần đây và chỉ thực sự phổ biến tại các nước phương Tây, điển hình tại thung lũng Silicon. Tuy nhiên, tại Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp sử dụng vị trí này. Điều này cho thấy xu hướng phát triển của doanh nghiệp ngày nay chính là coi trọng yếu tố con người, tập trung vào những giá trị mang tính bền vững. 

1. Các tiêu chí để đánh giá doanh nghiệp hạnh phúc

Có thể hiểu đơn giản doanh nghiệp hạnh phúc là doanh nghiệp có những nhân viên hạnh phúc, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ, giá trị có ích đến cộng đồng.

1.1 Môi trường làm việc tích cực

Môi trường làm việc tích cực là một trong những yếu tố hàng đầu để đánh giá doanh nghiệp hạnh phúc. Môi trường làm việc bao gồm các điều kiện vật chất như: không gian làm việc, thiết kế văn phòng, các công cụ bổ trợ cho công việc… và các điều kiện tinh thần như: văn hóa công ty, quy trình làm việc, tinh thần của tổ chức… Nếu những điều kiện này khiến nhân viên hài lòng sẽ là điều kiện cần để tiến đến xây dựng doanh nghiệp hạnh phúc.

Một môi trường tích cực sẽ góp phần tạo nên doanh nghiệp hạnh phúc
Một môi trường tích cực sẽ góp phần tạo nên doanh nghiệp hạnh phúc

Một doanh nghiệp hạnh phúc tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, khuyến khích sự sáng tạo, sự phát triển cá nhân và tương tác xã hội tích cực giữa nhân viên. Điều này có thể đạt được bằng cách thúc đẩy công việc đồng đội, định rõ mục tiêu và kỳ vọng công việc, đảm bảo sự công bằng và đối xử tốt với tất cả nhân viên

1.2 Đánh giá công việc không chỉ dựa trên lợi nhuận

Trong một buổi nói chuyện với doanh nhân TP Hồ Chí Minh năm 2007, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã chia sẻ rằng hạnh phúc và sự thành công của doanh nghiệp không chỉ nằm ở lợi nhuận, mà còn ở tình thương và hạnh phúc của từng cá nhân trong doanh nghiệp đó.

Thay vì chỉ tập trung vào các chỉ số tài chính để đánh giá nhân viên, một doanh nghiệp hạnh phúc cần xem xét các yếu tố khác như sự hài lòng, trải nghiệm công việc, quy trình tổ chức… để có cái nhìn đa chiều và tạo nên nền tảng tốt để nhân viên phát triển.

1.3 Cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Một doanh nghiệp tích cực sẽ quan tâm đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nhân viên. Bằng cách tạo ra chế độ làm việc linh hoạt, chia sẻ trách nhiệm công việc và đảm bảo sự hỗ trợ cho sự phát triển cá nhân và gia đình. Doanh nghiệp giúp nhân viên có thể cân nhắc và quản lý cả hai mặt cuộc sống một cách hiệu quả.

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống sẽ giúp nhân viên hạnh phúc hơn

2. Chỉ số hạnh phúc và năng suất của doanh nghiệp

2.1 Một nhân viên hạnh phúc sẽ mang lại cho doanh nghiệp những gì

Nhân viên hạnh phúc sẽ làm việc hiệu quả hơn

Tâm trạng của nhân viên là yếu tố tác động trực tiếp đến năng suất làm việc. Nhân viên hạnh phúc sẽ gắn kết với công ty và tạo ra kết quả công việc tốt hơn so với nhân viên không nhận được niềm vui. Doanh nghiệp không thể kiểm soát được tâm trạng của nhân viên, nhưng họ có thể kiểm soát được môi trường làm việc mà nhân viên trải qua hàng ngày.

Nhân viên hạnh phúc sẽ gia tăng sự sáng tạo

 Khi mọi trải nghiệm của nhân viên đều hài lòng thì đó là lúc họ cống hiến khả năng cho doanh nghiệp. Khả năng sáng tạo cũng như năng suất sẽ đạt mức tốt nhất khi mọi điều kiện đều thuận lợi.

Cải thiện sự tập trung

Những trở ngại về vật chất như thiếu máy móc, công cụ hỗ trợ, quy trình làm việc rắc rối… và yếu tố tinh thần như: phúc lợi chưa tốt, lãnh đạo thiếu kỹ năng… sẽ khiến nhân sự thiếu tập trung và phân tán tư tưởng làm việc. Ngược lại, nếu doanh nghiệp mang lại sự an toàn và tin tưởng sự tập trung sẽ được tăng lên đáng kể.

Nhân viên hạnh phúc nghĩa là khách hàng hạnh phúc

Nhân viên là cầu nối gắn kết trực tiếp giữa khách hàng và sản phẩm để truyền tải mọi thông điệp. Điều này cho thấy khi nhân viên hạnh phúc họ sẽ làm việc bằng cả tấm lòng, mang đến cho khách hàng những giá trị tích cực và cũng  đồng nghĩa với việc mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thực tế đã cho thấy Top những doanh nghiệp lớn nhất thế giới cũng là những doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất.

2.2 Làm thế nào để gia tăng chỉ số hạnh phúc của doanh nghiệp

Xây dựng một môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp là nền tảng để tạo dựng một doanh nghiệp hạnh phúc. Trong kỷ nguyên công nghệ với bối cảnh chuyển đổi số toàn xã hội như hiện nay, việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số là tiền đề để tạo nên doanh nghiệp phát triển bền vững, hạnh phúc.

Thấu hiểu và chia sẻ nhu cầu này của doanh nghiệp, phần nềm quản lý doanh nghiệp CoDX đã phát triển giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp một chạm, liên thông mọi nghiệp vụ. Không chỉ giúp các doanh nghiệp nhanh chóng bắt kịp xu hướng chung của xã hội mà còn giúp tạo nên một nền tảng, không gian làm việc số hóa, chuyên nghiệp, tối ưu quy trình, giảm bớt áp lực cho nhân sự.

Sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp giúp giảm bớt áp lực cho nhân viên
  • Không gian công tác số: kết nối và làm việc mọi lúc mọi nơi, với các công cụ như mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp, kho quản lý tài liệu, công việc, kho quy trình, trình ký điện tử…
  • Quản trị nguồn nhân lực: giúp gia tăng trải nghiệm trong suốt vòng đời nhân viên gắn bó tại doanh nghiệp. Với các hệ thống quản lý hồ sơ nhân viên, ví nhân viên,…
  • Quản trị tài chính: Quản trị mọi khía cạnh liên quan đến tài chính doanh nghiệp từ kế toán, mua hàng, bán hàng, cho đến kho hàng, tài sản,… một cách thông minh, chính xác, an toàn và tối ưu chi phí.
  • Quản trị sản xuất: Số hóa hoàn toàn các hoạt động sản xuất
  • Quản trị khách hàng: Quản lý trọn vẹn trải nghiệm khách hàng

Tạm kết

Tóm lại, một doanh nghiệp hạnh phúc thì cốt lõi là xây dựng một đội ngũ hạnh phúc, hài lòng và sẵn sàng cống hiến. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực không phải là chuyện một sớm một chiều mà đó là một quá trình dài cần đầu tư về chiến lược, tài chính và thời gian.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

●       Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh

●       Số điện thoại: 0968 61 23 50

●       Hotline: 1900252581

●       Email: [email protected]

●       Website: https://www.codx.vn

●       Trang kiến thức quản trị: https://businesswiki.codx.vn