Một nhà quản trị giỏi cần biết cách quản lý nguồn lực con người hiệu quả. Theo đó, bên cạnh nắm vững các kiến thức chuyên môn cần có, họ cũng cần am hiểu một số học thuyết về tâm lý và hành vi để có thể quản lý nhân sự tốt. Thuyết công bằng của Stacy Adams là một ví dụ điển hình.
Bạn đang đọc bài viết trên trang Kiến thức quản trị doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện. |
Cùng CoDX tìm hiểu ngay học thuyết công bằng Equity Theory và cách áp dụng chúng trong việc tạo động lực làm việc cho nhân viên.
1. Tìm hiểu Thuyết công bằng (Equity Theory) của Stacy Adams
Tại sao sự công bằng luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong một môi trường làm việc bất kỳ. Hiểu rõ Equity Theory sẽ giúp bạn giải thích được vấn đề này một cách tường tận, đồng thời dễ dàng áp dụng trong chính đội nhóm hay doanh nghiệp của bạn.
1.1 Thuyết công bằng là gì?
Thuyết công bằng (Equity Theory) là một trong những học thuyết quan trọng trong lĩnh vực tâm lý xã hội được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1963 bởi nhà tâm lý học Stacy Adams.
Equity Admas cho rằng con người nhìn nhận sự công bằng hay bất công của mình dựa trên việc cho đi – nhận lại, cũng như là so sánh với những người xung quanh.
1.2 Nội dung học thuyết
Trong môi trường làm việc, những nội dung của học thuyết công bằng được thể hiện rõ ở việc nhân viên thường dựa đầu vào như thời gian làm việc, kỹ năng chuyên môn, thái độ nỗ lực để đánh giá đầu ra như lương, thưởng và phúc lợi. Nếu họ cảm thấy có sự tương đương giữa đầu vào và đầu ra, họ sẽ cảm thấy công bằng từ đó duy trì năng suất làm việc hiện tại.
Mặt khác, nhân viên cũng sẽ so sánh với những người xung quanh họ. Nếu đồng nghiệp cùng làm việc bằng hoặc ít hơn họ nhưng lại nhận được mức lương cao hơn, tâm lý chung họ sẽ cảm thấy bất công và đòi hỏi nhiều hơn. Ngược lại, nếu lương nhận được cao hơn so với những gì bỏ ra, họ sẽ có xu hướng gia tăng năng suất làm việc.
1.3 Các yếu tố đánh giá nhân viên
Thuyết công bằng sẽ góp phần giúp bạn đánh giá đồng thời cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên. Cùng tìm hiểu những yếu tố đầu vào và đầu ra của chúng:
- Yếu tố đầu vào (Inputs):
-
- Sự siêng năng – nỗ lực hết mình.
- Tính cam kết – lòng trung thành với doanh nghiệp.
- Sự hiểu biết – kỹ năng chuyên môn cần thiết để hoàn thành công việc.
- Mức độ khó khăn – phức tạp của công việc.
- Khả năng thích ứng với các thay đổi và thách thức.
- Sự đóng góp – hy sinh cá nhân cho công việc.
- Sự giúp đỡ từ đồng nghiệp và sự hỗ trợ từ cấp quản lý.
- Sự công nhận, khuyến khích từ mọi người trong doanh nghiệp.
- Ý chí mạnh mẽ và sự hăng hái.
- Yếu tố đầu ra (Outputs):
-
- Thu nhập bao gồm lương, thưởng, phụ cấp, hoa hồng, ưu đãi và các quyền lợi khác.
- Khen ngợi, tín nhiệm, công nhận, giấy khen và cơ hội thăng tiến trong môi trường làm việc.
1.4 Ưu & nhược điểm của Equity Theory
Học thuyết công bằng mang lại nhiều lợi ích trong việc Talent management. Tuy nhiên, nó cũng có một số ưu nhược điểm mà bạn không nên bỏ qua.
Ưu điểm:
- Thuyết công bằng khuyến khích nhân viên nỗ lực và làm việc chăm chỉ để đạt được lợi ích mong muốn từ công ty.
- Chính sách đãi ngộ hợp lý kèm lộ trình thăng tiến trong sự nghiệp giúp giữ chân nhân viên, tiết kiệm chi phí tuyển dụng.
- Loại bỏ sự thiên vị, tạo cơ hội công bằng cho tất cả nhân viên.
- Xây dựng một môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích sự giúp đỡ lẫn nhau.
- Chính sách đãi ngộ tốt sẽ thu hút nhân tài có tiềm năng.
Nhược điểm:
- Thuyết Equity Theory bỏ qua nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quá trình đánh giá và quản lý.
- Mỗi cá nhân có quan điểm và nhận thức khác nhau, đôi khi việc áp dụng thuyết này sẽ không phù hợp.
2. Cách tạo động lực cho nhân viên với học thuyết công bằng
Có ba cách để tạo động lực cho nhân viên với học thuyết công bằng là:
2.1 Thiết lập mục tiêu và định hướng cho nhân viên
Doanh nghiệp nên thiết lập chi tiết những yếu tồ đầu vào và đầu ra để nhân viên có thể dễ dàng hiểu rõ. Từ đó, thiết lập mục tiêu để nỗ lực và cố gắng trong công việc.
Ngoài ra, việc này còn giúp theo sát quá trình làm việc cũng như phát triển của nhân viên.
2.2 Triển khai hệ thống lương 3P
Tính lương 3P là dựa trên vị trí, năng lực và kết quả đạt được. Nhân viên nhận được tiền lương đúng với đóng góp và hiệu quả công việc.
Điều này khuyến khích nhân viên nỗ lực hơn để nhận được đánh giá cũng như sự coi trọng từ mọi người xung quanh. Từ đó, tạo môi trường làm việc lành mạnh, output sẽ tự động điều chỉnh theo biến động của input.
2.3 Thực hiện chính sách đãi ngộ, chế độ khen thưởng đầy đủ
Học thuyết công bằng có đề cập đến việc, nếu nhân viên cảm thấy những gì nhận được vượt quá những gì bỏ ra, họ sẽ có xu hướng cố gắng để gia tăng năng suất làm việc hơn. Vì thế, doanh nghiệp nên thực hiện chính sách đãi ngộ và chế độ khen thưởng đầy đủ để tạo động lực làm việc và củng cố sự trung thành của nhân viên với doanh nghiệp.
Trên đây là những nội dung của thuyết công bằng (Equity Theory) mà CoDX chia sẻ đến bạn. Chúng tôi hy vọng, bài viết sẽ góp phần giúp bạn quản lý nhân sự hiệu quả hơn. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích và thú vị.
Bài viết liên quan:
|
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh