Một doanh nghiệp muốn đi vào hoạt động thì không thể thiếu được sự góp mặt của các nhân sự. Bởi lẽ đó, mô hình quản trị nguồn nhân lực tốt chắc chắn sẽ khiến cho doanh nghiệp phát triển lớn mạnh. Bài viết dưới đây của CoDX sẽ thông tin đến các doanh nghiệp hiểu được quản lý nguồn nhân lực là gì? cũng như các mô hình hiệu quả hiện nay.
Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức Trang tin tức doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện. |
1. Quản lý nguồn nhân lực là gì?
Quản lý nguồn nhân lực là một chuỗi các hành động nhằm tạo ra môi trường làm việc hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển cá nhân và đóng góp vào mục tiêu chiến lược của tổ chức. Công việc này bao gồm hoạch định, thực hiện và giám sát việc sử dụng nguồn lực con người một cách tối ưu, từ quá trình tuyển dụng, đào tạo đến phát triển sự nghiệp cũng như duy trì động lực làm việc.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, người quản lý nhân sự cần phải có cái nhìn chiến lược sâu sắc, dựa trên hiểu biết về mục tiêu và phát triển của tổ chức. Họ cần xây dựng chiến lược và hệ thống quản lý nguồn lực con người phù hợp, để đảm bảo cân bằng và ổn định trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt cũng như biến đổi nhanh chóng của thị trường.
Điều này không chỉ đảm bảo sự phát triển cá nhân hay sự hài lòng của nhân viên, mà còn góp phần quan trọng vào hiệu suất tổng thể và thành công bền vững của tổ chức.
2. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực trong hoạt động doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, có thể nói rằng quản lý nguồn nhân lực có vai trò vô cùng quan trọng, cụ thể như sau:
- Xây dựng, áp dụng các chính sách duy trì và phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo sự ổn định cũng như sự tiến bộ của doanh nghiệp.
- Tư vấn và hỗ trợ bộ phận quản lý nhân sự trong việc giải quyết các thách thức hay các vấn đề liên quan đến nhân sự, giúp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động tổ chức.
- Sợi dây kết nối giữa lãnh đạo và người lao động, đảm bảo thông tin truyền tải một cách hiệu quả. giúp lãnh đạo đưa ra các quyết định phù hợp, đồng thời tạo sự thuận lợi trong việc phân công và quản lý công việc của nhân viên.
3. 6 Mô hình quản trị nguồn nhân lực phổ biến hiện nay
Mỗi doanh nghiệp cũng sẽ có một hệ thống quản lý nguồn nhân lực khác nhau, tùy vào điều kiện cũng như năng lực công ty.
Sau đây là 6 mô hình quản trị nguồn nhân lực hiện hành, phổ biến nhất hiện nay:
3.1 Mô hình thư ký
Trong các tổ chức áp dụng mô hình thư ký, quản lý nhân sự được thực hiện bằng cách thu thập thông tin, tạo báo cáo và xử lý dữ liệu trong các hoạt động hành chính thông thường của công ty. Dựa trên quy định, quy chế hoặc quyết định từ giám đốc, bộ phận quản lý nhân sự tiến hành các tác vụ liên quan đến nguồn nhân lực.
Một khuyết điểm của hệ thống quản lý nguồn nhân lực này là vai trò của các nhà quản trị nhân sự bị hạn chế, gây ra tính chất thụ động trong công việc của họ. Mô hình này thường thấy trong các doanh nghiệp quy mô nhỏ.
3.2 Mô hình quản trị nguồn nhân lực theo luật pháp
Quản lý nhân sự ở các công ty áp dụng mô hình luật pháp thường sẽ chú trọng vào tính minh bạch. Với mô hình này, công ty sẽ tuân thủ chặt chẽ các quy định về pháp luật và an toàn lao động, giấy phép hay chế độ đãi ngộ nhằm hạn chế xung đột cũng như dễ dàng giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý.
Các công ty áp dụng mô hình này thường là những doanh nghiệp có khả năng phát sinh tranh chấp trong mối quan hệ lao động, đặc biệt là các công ty có sự tương tác với các thị trường nước ngoài như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,…
3.3 Mô hình tài chính
Bằng cách sử dụng các công cụ tài chính, doanh nghiệp tạo ra một môi trường ổn định trong quản lý nguồn nhân lực. Mô hình này tập trung vào việc đảm bảo sự cân bằng trong mối quan hệ lao động thông qua việc thiết lập một cơ cấu hợp lý về thu nhập, lương, thưởng và những lợi ích khác dành cho người lao động.
3.4 Mô hình quản trị
Mô hình quản trị nguồn nhân lực này được triển khai theo hai cách cơ bản như sau:
- Một là tạo cơ hội để các nhà quản lý nhân sự hiểu rõ và chia sẻ các mục tiêu, giá trị, đồng thời hợp tác với các nhà quản lý cấp cao để tìm ra những giải pháp hợp lý cho các thách thức kinh doanh.
- Thứ hai là bộ phận quản lý nhân sự sẽ đảm nhiệm vai trò của một huấn luyện viên, chuyên đào tạo các chức năng quản lý nhân sự như tuyển dụng, quản lý lương bổng, thưởng và đánh giá hiệu suất của nhân viên.
3.5 Mô hình nhân văn
Trong các doanh nghiệp áp dụng mô hình nhân văn, tinh thần và trách nhiệm của từng nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy năng suất, đảm bảo sự phát triển ổn định của công ty. Bộ phận quản lý nhân sự có nhiệm vụ tạo ra một môi trường thuận lợi để nhân viên có thể thể hiện tiềm năng và giá trị cá nhân một cách tốt nhất.
Các nhà quản lý nhân sự không chỉ hiểu và chia sẻ với nhân viên, mà còn đại diện cho sự chủ động của lãnh đạo tổ chức trong việc thực hiện các chương trình phát triển năng lực, cải thiện môi trường làm việc để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của nhân viên.
3.6 Mô hình quản trị nguồn nhân lực theo khoa học hành vi
Áp dụng một phương pháp khoa học để hiểu sâu hơn về hành vi của người lao động là chìa khóa giải quyết đại đa số các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý. Mô hình này được sử dụng trong nhiều hoạt động quan trọng như đánh giá, tạo động lực, thiết kế mô hình công việc và phát triển đào tạo cho nhân viên.
4. Hệ thống quản lý nguồn nhân lực có những chức năng quan trọng nào?
Mỗi công việc trong doanh nghiệp đều có những chức năng của riêng mình và các hệ thống quản lý nguồn nhân lực cũng vậy. Những chức năng đó là gì? Cùng CoDX tìm hiểu ngay sau đây:
4.1 Tuyển dụng nguồn nhân lực
Là một trong những vai trò của quản trị nguồn nhân lực, tuyển dụng có vị trí quan trọng trong việc xác định nhu cầu nhân tài và tìm kiếm những ứng viên thích hợp để đáp ứng các vị trí trống trong công ty.
Quá trình tuyển dụng nhân viên bao gồm bốn giai đoạn quan trọng:
- Phân tích công việc – Bằng cách sử dụng mô tả công việc, bộ phận quản lý nguồn nhân lực phân tích và xác định những yêu cầu cần thiết cho một vị trí cụ thể mà công ty đang muốn tuyển dụng.
- Thu thập ứng viên – Quá trình này bao gồm sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thu hút và tìm kiếm ứng viên tiềm năng cho vị trí tuyển dụng.
- Sàng lọc và chọn lựa – Đây là bước quan trọng để đánh giá cũng như lựa chọn ứng viên dựa trên kỹ năng, trình độ, năng lực, kinh nghiệm liên quan đến công việc, nhằm tạo ra danh sách những ứng viên tiềm năng nhất.
- Lựa chọn ứng viên phù hợp – Sau khi tìm ra ứng viên phù hợp nhất, giai đoạn cuối cùng là tiến hành ký kết hợp đồng. Quản lý nhân sự sẽ cung cấp thông tin về các chế độ của công ty để ứng viên có cái nhìn tổng quan về môi trường làm việc cũng như chế độ đãi ngộ.
4.2 Đào tạo nguồn nhân lực
Khi doanh nghiệp đã đầu tư thời gian cũng như tài nguyên để tuyển dụng nhân sự mới thì đừng để họ bối rối khi không biết bắt đầu công việc từ đâu. Hoạt động này phần nào cũng giải thích được cho câu hỏi quản lý nguồn nhân lực là gì? Hãy tạo cơ hội để nhân sự mới phát triển và mở rộng kỹ năng, điều này sẽ góp phần tăng cường năng suất cho toàn bộ doanh nghiệp.
Đào tạo cũng là một phương tiện quan trọng trong việc thúc đẩy động lực cho nhân viên. Họ cần được trang bị những kỹ năng mới thường sẽ biết công việc được làm như thế nào, tránh tình trạng uể oải vì không biết phải làm gì. Điều này cũng đóng góp vào việc tạo sự kết nối và giữ lại nhân viên trong doanh nghiệp.
Các chương trình đào tạo cho nhân viên có thể bao gồm:
- Phát triển kỹ năng công việc
- Nâng cao khả năng giao tiếp
- Xây dựng tinh thần làm việc nhóm
- Cập nhật về chính sách và luật pháp.
4.3 Giữ chân nguồn nhân lực
Để duy trì và thúc đẩy sự trung thành của nhân viên đối với tổ chức, nhà quản lý nguồn nhân lực cần phải thiết lập những chính sách linh hoạt và phù hợp. Mặc dù lương thưởng có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu suất làm việc và sự gắn bó với tổ chức, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất.
Những lý do phổ biến dẫn đến nhân viên nghỉ việc có thể kể đến như:
- Vấn đề trong công việc
- Mâu thuẫn với người quản lý
- Không thích ứng được với văn hóa công ty
- Môi trường làm việc không tích cực
5. Quản trị nguồn nhân lực hướng đến mục tiêu gì?
Mục tiêu chính của quản trị nguồn nhân lực là hiệu quả trong việc quản lý nhân sự, đảm bảo từng cá nhân và bộ phận hoạt động đều tích cực hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.
- Tầm nhìn của tổ chức xoay quanh việc sử dụng tài nguyên con người một cách tối ưu, khai thác và phát huy toàn diện tài năng để đạt được các mục tiêu chiến lược trong thời gian ngắn nhất
- Nhiệm vụ mục tiêu là thực hiện tất cả các công việc liên quan đến con người và nhân viên, từ những khía cạnh nhỏ nhất cho đến những điều quan trọng nhất.
- Mục tiêu cá nhân: đảm bảo mọi nhân viên được phát triển, học hỏi và nâng cao kỹ năng, đồng thời khuyến khích họ thể hiện khả năng, cam kết của mình trong công việc.
- Mục tiêu xã hội: thực hiện kế hoạch đào tạo ý thức trách nhiệm để từ đó đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng và giảm tỷ lệ thất nghiệp.
6. Quản lý nguồn nhân lực hiệu quả, chuyên nghiệp với CoDX
PHẦN MỀM QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CODX PEOPLE
CoDX People là phần mềm quản trị nguồn nhân lực kỷ nguyên số tiết kiệm 70% tài nguyên phân bố và quản lý nhân sự khi kết nối tất cả trong một hệ thống duy nhất. Phần mềm cho phép doanh nghiệp, đặc biệt là phòng HR có thể giải kiểm soát và phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất. Không dừng lại ở đó, CoDX People còn giúp bộ phận nhân sự có thể đẩy nhanh năng suất làm việc, giảm thiểu sai sót và nhầm lẫn khi chấm công, làm lương, quản lý thông tin nhân sự, giải quyết chế độ đãi ngộ cho nhân sự nhanh chóng và chính xác. Một hệ thống đáp ứng mọi vai trò:
Đăng ký dùng thử CoDX People để được trực tiếp trải nghiệm dùng thử phần mềm miễn phí.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Quản lý nguồn nhân lực đóng vai trò quan trong trong quy trình tuyển dụng, đào tạo cũng như giữ chân nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Bài viết trên đã giải đáp những thắc mắc về quản trị nguồn nhân lực là gì? cũng như các mô hình phổ biến, giúp doanh nghiệp có thể hiểu thấu đáo và đưa vào áp dụng. Đừng quên theo dõi chuyên mục Quản trị nguồn lực của CoDX để có thêm nhiều kiến thức khác nhé!
>>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn quản trị nhân sự chuyên nghiệp – Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp