Cuộc sống hiện đại đang đặt ra nhiều thách thức đối với sự phát triển của con người, trong đó có vấn đề biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường và bất bình đẳng xã hội. Để giải quyết những thách thức này, cần có một mô hình phát triển bền vững, đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai. Vậy phát triển bền vững là gì? Nguyên tắc, tiêu chí và nội dung đánh giá nó như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với CoDX!
Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện |
1. Phát triển bền vững là gì? Mục tiêu và thực trạng ở Việt Nam
Phát triển bền vững là một quá trình phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại của con người mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững phải hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường mới đảm bảo sự phát triển lâu dài của đất nước, thế giới.
– Mục tiêu:
Mục tiêu của phát triển bền vững là tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, bao gồm cả con người và môi trường. Phát triển bền vững sẽ tập trung vào 3 mục tiêu chính:
- Tăng trưởng kinh tế bền vững..
- Bảo đảm công bằng xã hội.
- Bảo vệ môi trường.
– Thực trạng:
Phát triển bền vững tại Việt Nam hiện nay có thể được đánh giá là tích cực với những thành tựu:
- Về kinh tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng từ năm 2011 – 2022.
- Về xã hội, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tỷ lệ hộ nghèo theo giảm, tuổi thọ trung bình người dân tăng,…
- Về môi trường, Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tỷ lệ che phủ rừng tăng, nước thải công nghiệp được xử lý và khí thải công nghiệp được kiểm soát chặt chẽ.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, phát triển bền vững tại Việt Nam hiện nay vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục, như:
- Tăng trưởng kinh tế chưa thực sự bền vững, chưa gắn liền với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội.
- Chưa giải quyết được triệt để các vấn đề xã hội như nghèo đói, bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường.
- Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các địa phương trong việc triển khai các chính sách phát triển bền vững.
2. Lý do doanh nghiệp cần phát triển bền vững là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp cần phát triển bền vững, tuy nhiên sẽ tập trung 3 lý do chính sau:
2.1 Đảm bảo bền vững về kinh tế
Phát triển bền vững đại diện cho một hình mẫu kinh tế vừa phải tăng trưởng nhanh chóng mà còn ổn định và an toàn. Nền kinh tế không chỉ phát triển mạnh mẽ mà còn duy trì được chất lượng cuộc sống cho người dân và đồng thời tránh được nguy cơ suy thoái hoặc sự đình trệ trong tương lai.
2.2 Đảm bảo bền vững về xã hội
Tính bền vững không chỉ tập trung về các vấn đề tăng trưởng kinh tế, mà phải đảm bảo sức khỏe, dinh dưỡng, giảm nghèo và tiếp cận giáo dục cho mọi người dân một cách công bằng. Điều này tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân và giúp giảm thiểu nguy cơ xã hội bị chia rẽ, giảm bớt xung đột về sắc tộc.
2.3 Đảm bảo bền vững về môi trường
Phát triển bền vững phải đảm bảo mục tiêu bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường sống, bao gồm việc khai thác – sử dụng tài nguyên hợp lý, tránh làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, phải đảm bảo rằng con người có thể sống trong một môi trường tốt nhất có thể, xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người, xã hội và tự nhiên.
3. Phát triển bền vững có những nguyên tắc gì?
Phát triển bền vững có 3 nguyên tắc cơ bản, bao gồm:
3.1 Về khía cạnh kinh tế
Trong kinh tế, nguyên tắc phát triển bền vững là gì? Nguyên tắc này chú trọng vào việc phải đạt được sự tăng trưởng ổn định và đều đặn. Đồng thời phải bảo đảm ổn định các chỉ số kinh tế quan trọng như lạm phát, lãi suất và nợ công.
Đây cũng bao gồm việc duy trì cân đối trong cán cân thương mại, đầu tư vào các lĩnh vực trong khoa học và công nghệ trong quá trình sản xuất. Tất cả những nỗ lực này đều phải diễn ra mà không gây hậu quả tiêu cực cho xã hội và môi trường xung quanh.
3.2 Về khía cạnh xã hội
Phát triển xã hội bền vững đề cập đến việc tạo ra một xã hội công bằng, giảm đói giảm nghèo, và cung cấp công ăn việc làm, từ đó tăng thu nhập cho người lao động.
Đồng thời, nó cũng bao gồm việc đảm bảo rằng mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản như y tế và giáo dục. Quan trọng nhất, phát triển này phải diễn ra mà không tạo ra tác động tiêu cực đối với kinh tế và môi trường.
3.3 Về khía cạnh môi trường
Phát triển môi trường bền vững đề cập đến việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, duy trì nguồn lực ổn định và tránh việc khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực có thể tái tạo.
Bên cạnh đó, nó còn bao gồm cả việc bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì sự ổn định của khí quyển và các hệ thống sinh thái khác, giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cũng như cần có các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
4. Tiêu chí, nội dung quan trọng của phát triển bền vững
Mục tiêu phát triển bền vững là gì? Hãy cùng tìm hiểu các tiêu chí và nội dung sau đây để hiểu rõ hơn về mục tiêu này:
4.1 Về khía cạnh kinh tế
– Tiêu chí
- Phát triển tăng trưởng nhanh chóng, ổn định và an toàn trong việc vận hành nền kinh tế.
- Phát triển đồng đều trên mọi lĩnh vực kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận các nguồn tài nguyên.
- Chia sẻ những nguồn lực kinh tế n công bằng, không chỉ để mang lại lợi nhuận cho một số ít cá nhân hay tổ chức, mà còn để không xâm phạm quyền lợi cơ bản của con người và không vượt qua giới hạn cho phép của hệ sinh thái.
– Nội dung
- Sử dụng công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống để giảm dần mức tiêu phí năng lượng cũng như các tài nguyên khác.
- Thay đổi nhu cầu, thói quen tiêu thụ để không gây hại đến môi trường và đa dạng sinh học.
- Tạo sự bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục.
- Xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối. Sử dụng công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng).
4.2 Về khía cạnh xã hội
– Tiêu chí
- Đánh giá dựa trên các tiêu chí về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, và trải nghiệm văn hóa, bao gồm cả hệ số bình đẳng thu nhập cùng chỉ số Phát triển Con người (HDI). Trong đó có trình độ giáo dục, sự dân trí, sức khỏe, tuổi thọ, mức độ tiếp xúc với văn hóa và nghệ thuật.
- Đảm bảo cuộc sống xã hội luôn hài hòa, tạo ra sự bình đẳng giữa các tầng lớp, giai cấp và thành viên trong xã hội.
– Nội dung
- Chú trọng vào công bằng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển con người, mọi thành viên trong xã hội đều có cơ hội phát triển tiềm năng cá nhân.
- Giảm áp lực di cư vào các thành thị, tập trung vào việc phát triển các vùng nông thôn.
- Giảm thiểu tác động tiêu cực của đô thị hóa.
- Nâng cao mức độ học vấn và loại bỏ mù chữ trong xã hội.
- Quan tâm đặc biệt đến bảo vệ và duy trì sự đa dạng văn hóa của cộng đồng.
- Tạo điều kiện công bằng cho giới, khuyến khích mọi tầng lớp trong xã hội tham gia vào quyết định và quản lý cộng đồng.
4.3 Về khía cạnh môi trường
– Tiêu chí
- Sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên một cách bền vững để đảm bảo an toàn cho chất lượng môi trường sống của con người.
- Bảo vệ và duy trì chất lượng đất, nước, không khí, không gian địa lý, cảnh quan thiên nhiên luôn trong tình trạng sạch sẽ theo các tiêu chuẩn quốc gia/quốc tế.
- Khai thác – Sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống.
- Duy trì sự cân bằng giữa việc bảo vệ, sử dụng tài nguyên thiên nhiên để môi trường vẫn có khả năng hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các loài sống trên hành tinh mà không gây ra tác động nặng nề.
– Nội dung
- Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo, để đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường.
- Phát triển kinh tế – xã hội nhưng không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ tầng khí quyển.
- Kiểm soát và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm, giảm thiểu tình trạng xả thải, khắc phục ô nhiễm (khí, nước, đất, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường ở những khu vực bị ô nhiễm.
Hy vọng các thông tin về mục tiêu phát triển bền vững là gì sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về vai trò của mình. Phát triển bền vững là một khái niệm quan trọng, cần được quan tâm và thực hiện bởi tất cả mọi người. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, cần có sự nỗ lực của cả cộng đồng, từ các cấp chính quyền, doanh nghiệp đến các cá nhân. Mỗi người hãy góp một phần sức lực của mình để xây dựng một thế giới bền vững, nơi tất cả mọi người đều có cơ hội được phát triển và tận hưởng cuộc sống.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh