Cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần IV là việc chuyển đổi số. Đây là 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm mà được quy định trong nghị quyết chuyển đổi số hay còn gọi là nghị quyết 52. Cụ thể ngày 27-9-2019 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW. Về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN4.0. Tuy nhiên thực tế việc triển khai nhiệm vụ này vẫn còn hạn chế.
Nhiều yếu tố thách thức
Nghị quyết chuyển đổi số 52 thể hiện chủ trương, chính sách và ý chí mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, xác định tận dụng CMCN 4.0 để vươn lên bắt kịp với thế giới. Để hiện thực hóa nghị quyết chuyển đổi số 52, ngày 27/4/2020. Chính phủ ban hành Nghị quyết 50/NQ-CP về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 52. Cũng tại Quyết định số 749/QĐ-TTg thủ tướng chính phủ ký ngày 03/6/2020. Phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Cục trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng đây là yếu tố then chốt nhằm thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
Những năm trở lại đây, công nghệ thông tin (CNTT) đang là những ngành TOP đầu. Có tốc độ tăng trưởng liên tục đạt hai con số trong hơn 10 năm qua. Từ năm 2019 doanh thu công nghiệp CNTT ước tính đạt hơn 112 tỷ USD. Tăng gần 10 tỷ USD so năm 2018. Xuất khẩu công nghiệp CNTT đạt 91,5 tỷ USD, chiếm 81,5% tổng doanh thu.
Xem thêm: Sự Khác Biệt Giữa Chuyển Đổi Số Và Số Hóa
Vai trò của các doanh nghiệp trong việc phát triển các sản phẩm ứng dụng CMCN 4.0, trí tuệ nhân tạo. Là những yếu tố quan trọng cho việc việc xây dựng và hình thành văn hóa số.
Bên cạnh đó là những thách thức trong việc xây dựng chuyển đổi số là nhân lực. Theo dự báo chúng ta hiện còn thiếu ít nhất 400 nghìn nhân lực CNTT. Dù nhu cầu nguồn nhân lực lớn là thế. Nhưng các chương trình đào tạo ngành CNTT trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là trong việc đào tạo kỹ sư chất lượng cao.
Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng Internet của Việt Nam phát triển khá nhanh. Nhưng việc phủ sóng vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở thành phố lớn. Các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa,… chưa được đầu tư hoặc người dân chưa có điều kiện sử dụng Internet.
Tư duy phải đột phá
Nhận thức vẫn đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình chuyển đổi số. Nhiệm vụ trọng tâm của nghị quyết chuyển đổi số 52 là hoàn thiện thể chế, tạo thuận lợi cho DN chủ động tham gia CMCN 4.0 và quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Sau gần một năm triển khai nghị quyết chuyển đổi số 52. Công tác hoàn thiện thể chế đã đạt được một số kết quả bước đầu. Tuy còn chưa rõ nét và chưa thể đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Song các chính sách truyền thống đã không còn vừa vặn, phù hợp với CMCN 4.0. Đòi hỏi sự thay đổi tư duy của hệ thống chính trị cũng như xã hội. Từ đó, tạo ra bước ngoặt tích cực để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia vận hành nhanh và mạnh hơn. Tận dụng hiệu quả các cơ hội mà CMCN 4.0 mang lại. Biến thành động lực cho sự tăng trưởng. Nâng cao sức cạnh tranh quốc gia trong xu thế hội nhập mới với bạn bè quốc tế.
Để tải nội dung của Nghị quyết số 52-NQ/TW dowload tại đây