Mẫu Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh Cá Nhân [MỚI NHẤT 2024]

Hiện nay, hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư phổ biến không gắn liền với việc thành lập công ty hay doanh nghiệp và được Pháp luật đầu tư quy định. Vậy loại hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa hai cá nhân là gì? Hợp đồng có sự khác biệt như thế nào? Làm thế nào để soạn thảo một mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân thật đầy đủ nội dung và bảo đảm tính pháp lý? Tất cả sẽ được CoDX giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức Trang tin tức doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

1. Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân mới cập nhật 2024

Dưới đây là mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất 2024 mà bạn có thể tham khảo và tải về sử dụng:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH CÁ NHÂN

Số: … /HĐHTKD

…., ngày … tháng … năm …

  • Dựa vào tình hình thực tế của hai bên;
  • Căn cứ trên tinh thần trung thực và mong muốn hợp tác của các Bên;

Chúng tôi gồm có:

A. BÊN A

1. Công ty: …………………………………………………………………………………………………………………………

2. Đại diện được ủy quyền: …………………………………………………………………………………………..

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………………………………………..

3. Trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………………………………. Fax: ……………………………………………………..

4. Lĩnh vực kinh doanh chính: ……………………………………………………………………………………

5. Giấy phép thành lập công ty: ………………………………………………………………………………….

Đăng ký tại: ……………………………………………………….. Ngày: ……………………………………..

6. Tài khoản số: ………………………………………………………………………………………………………………..

B. BÊN B

1. Tên công ty hoặc cá nhân: ……………………………………………………………………………………….

2. Đại diện được ủy quyền: …………………………………………………………………………………………..

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………………………………………..

Quốc tịch: ………………………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………………………………………

3. Trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………………………………. Fax: ……………………………………………………..

4. Lĩnh vực kinh doanh chính: …………………………………………………………………………………….

5. Giấy phép thành lập công ty: ………………………………………………………………………………….

Đăng ký tại: ……………………………………………………….. Ngày: ……………………………………..

6. Tài khoản số: ………………………………………………………………………………………………………………..

Cùng thỏa thuận ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh này với các điều khoản và điều kiện sau đây:

Điều 1: Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh

1.1. Mục tiêu hợp tác kinh doanh

Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành và chia sẻ lợi nhuận thu được từ việc hợp tác kinh doanh.

1.2. Phạm vi hợp tác kinh doanh

Bên A và Bên B cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh để cùng phát sinh lợi nhuận.

– Phạm vi hợp tác kinh doanh của Bên A:

Bên A chịu trách nhiệm quản lý chung mặt bằng kinh doanh và định hướng phát triển kinh doanh.

– Phạm vi hợp tác kinh doanh của Bên B:

Bên B chịu trách nhiệm điều hành tất cả quá trình kinh doanh của các sản phẩm và dịch vụ như:

+ Tìm kiếm, đàm phán ký kết, thanh toán hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên vật liệu;

+ Tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự phục vụ cho quá trình kinh doanh trong phạm vi hợp tác;

+ Đầu tư xúc tiến phát triển các hoạt động thương mại trong phạm vi hợp tác kinh doanh.

Điều 2: Thời hạn hợp đồng

Thời hạn Hợp đồng này là …… năm kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư. Thời hạn trên có thể được kéo dài theo sự thỏa thuận của Bên A và Bên B.

Điều 3: Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh

3.1. Góp vốn

Bên A góp vốn bằng: ……………. tương đương với mức phí là: ………………………

Bên A góp vốn bằng: ……………. tương đương với mức phí là: ………………………

3.2. Phân chia kết quả kinh doanh và khoản lỗ

3.2.1. Tỷ lệ phân chia: Lợi nhuận từ quá trình kinh doanh được chia như sau

– Bên A được hưởng …. %;

– Bên B được hưởng ….. % trên tổng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước.

3.2.2. Chi phí cho quá trình sản xuất bao gồm

– Tiền lương cho nhân viên;

– Tiền mua phế liệu;

– Tiền điện, nước;

– Chi phí khấu hao tài sản;

– Chi phí bảo trì máy móc, thiết bị và nhà xưởng;

– Các chi phí phát sinh khác,…

3.2.3. Trong trường hợp quá trình kinh doanh phát sinh lỗ

Bên A và Bên B phải cùng nhau thỏa thuận giải quyết, nếu không thỏa thuận được sẽ tiến hành thực hiện theo việc đóng góp như quy định tại Khoản 3.1 Điều 3 của Hợp đồng này để bù đắp chi phí và tiếp tục hoạt động kinh doanh.

Điều 4: Những nguyên tắc tài chính

Ben A và Bên B phải tuân thủ theo các nguyên tắc tài chính kế toán theo quy định của pháp luật về Kế toán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các khoản thu – chi cho hoạt động kinh donh đều phải ghi chép rõ ràng, đầy đủ và xác thực.

Điều 5: Ban điều hành hoạt động kinh doanh

Bên A và Bên B sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh bao gồm 03 người. Trong đó Bên A sẽ cử 01 đại diện, Bên B sẽ cử 02 đại diện khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất 02 thành viên chấp thuận.

Đại diện của Bên A là: ……………………………………………………………………………………………………

– Chức vụ: ……………………………

Đại diện của Bên B là: ……………………………………………………………………………………………………

– Chức vụ: ……………………………

Trụ sở của Ban điều hành được đặt tại: …………………………………………………………………..

Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của Bên A

……………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Được hưởng: …………% lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh;

Điều 7: Quyền và nghĩa vụ của Bên B

……………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Được phân chia: …………..% lợi nhuận sau thuế.

Điều 8: Các điều khoản chung

8.1. Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

8.2. Bên A và Bên B cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng 8% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm;

8.3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 01 tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.

8.4. Bên A và Bên B có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình kinh doanh;

8.5. Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng;

8.6. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hòa giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền.

Điều 9: Hiệu lực của Hợp đồng

9.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Khi kết thúc Hợp đồng, Bên A và Bên B sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng.

9.2. Hợp đồng này được lập thành 02 bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                                                    ĐẠI DIỆN BÊN B

(Ký, họ tên)                                                                                                            (Ký, họ tên)

Tải ngay mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân mới nhất 2024

Tải ngay mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân mới nhất 2023

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân
Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất 2024

2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân là gì?

2.1. Khái niệm về hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân

Căn cứ vào Luật Đầu tư 61/2020/QH14 của Quốc hội, mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân (hợp đồng BCC) là loại hợp đồng được ký kết giữa những nhà đầu tư với mục đích hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩm theo quy định của Pháp luật mà không thiết lập tổ chức kinh tế.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân là gì?
Hợp đồng BCC được ký kết với mục đích hợp tác kinh doanh

2.2. Đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân

Để tránh nhầm lẫn với các loại Hợp đồng dân sự khác, các tổ chức cần lưu ý những đặc điểm của loại Hợp đồng này như sau:

– Đối tượng của loại Hợp đồng này là những thoả thuận, cam kết dành cho cả hai bên.

– Hợp đồng bắt buộc phải được soạn thảo thành văn bản. Điều này dựa vào pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ của hai bên chủ thể. Bản Hợp đồng phải được thành văn bản mới có hiệu lực.

– Khi Hợp đồng được lập và có hiệu lực, hai bên tiến hành góp vốn, góp tài sản để thực hiện theo thỏa thuận ban đầu. Trong quá trình thực hiện, hai bên sẽ được hưởng lợi nhuận theo thỏa thuận ban đầu. Nếu phát sinh lỗ, chi phí lỗ sẽ do hai bên gánh chịu, căn cứ theo phạm vi đóng góp tài sản.

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân sẽ tồn tại độc lập, không cần thành lập pháp nhân chung trong thời gian hợp tác. Điều này đồng nghĩa với việc hai bên cũng sẽ hoạt động độc lập theo vốn đầu tư ban đầu của mỗi người và tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của mình.

2.3. Chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với cá nhân

Căn cứ vào khoản 18, khoản 19 và khoản 20 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, chủ thể của Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với cá nhân có thể là những nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.

Hợp đồng BCC có thể có 02 hay nhiều bên chủ thể, tùy thuộc vào số lượng đại diện muốn tham gia hợp tác kinh doanh. Những chủ thể khi tham gia vào loại Hợp đồng này sẽ là những bên trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ được thỏa thuận trong Hợp đồng.

Dựa vào quy định của Luật Đầu tư năm 2020, các nhà đầu tư không phân biệt quốc tịch có thể trở thành chủ thể của Hợp đồng hợp tác kinh doanh, bao gồm:

  • Tổ chức/ cá nhân thực hiện kinh doanh, đầu tư. Bao gồm những nhà đầu tư trong nước/ ngoài nước và các tổ chức sở hữu vốn đầu tư từ nước ngoài.
  • Đối tượng có quốc tịch nước ngoài, tổ chức nước ngoài được thành lập theo Luật của quốc gia sở tại và đang thực hiện đầu tư tại Việt Nam.
  • Đối tượng mang quốc tịch Việt Nam, tổ chức không sở hữu vốn nước ngoài.
Chủ thể của mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân
Chủ thể của Hợp đồng BCC là các nhà đầu tư trong và ngoài nước

2.4. Phân loại hợp đồng hợp tác đối với cá nhân

Mẫu Hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân được chia thành nhiều loại, phụ thuộc vào cách thức phân chia lợi nhuận và quy định về Kế toán, cụ thể:

– Theo hình thức chia lợi nhuận:

  • Hợp đồng sẽ thỏa thuận phân chia doanh thu, sản phẩm trước thuế.
  • Hợp đồng sẽ thỏa thuận phân chia lợi nhuận sau thuế.

– Căn cứ theo quy định về Luật Kế toán:

  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh bằng hình thức tài sản đồng kiểm soát. Tài sản được hai bên tham gia hợp tác đồng kiểm, thực hiện những mục đích mang đến lợi nhuận và giá trị của Hợp đồng. Tài sản đồng kiểm sẽ được trình bày trên báo cáo tài chính.
  • Hợp đồng BCC theo hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát, hai bên sẽ không thành lập cơ sở kinh doanh mới. Căn cứ vào thỏa thuận của Hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của hai bên sẽ được các chủ thể thỏa thuận.

3. Hướng dẫn các bước soạn thảo mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân

Bước 1: Chuẩn bị lĩnh vực đầu tư và lựa chọn đối tác cá nhân

Bước 2: Tiến hành soạn thảo các nội dung trong Hợp đồng

– Tên, địa chỉ, cá nhân đại diện có thẩm quyền của hai bên tham gia Hợp đồng; địa chỉ giao dịch/ địa chỉ thực hiện dự án đầu tư.

– Ghi đầy đủ mục tiêu ngành nghề kinh doanh và phạm vi hoạt động đầu tư.

– Thỏa thuận đóng góp và phân chia kết quả đầu tư của hai bên tham gia Hợp đồng gồm: Tỷ lệ phần trăm góp vốn là bao nhiêu? Tỷ lệ phân chia lợi nhuận là bao nhiêu?

– Tiến độ và thời hạn thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Ghi rõ ràng ngày, tháng và năm.

– Liệt kê đầy đủ quyền và nghĩa vụ của hai bên tham gia Hợp đồng.

– Ghi rõ lý do sửa đổi, chuyển nhượng và chấm dứt hợp tác.

– Thông tin trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng, cách thức giải quyết tranh chấp.

Bước 3: Kiểm tra lại toàn bộ nội dung trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân và ký kết vào Hợp đồng (có thể công chứng để đảm bảo tính pháp lý).

Bước soạn thảo mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân
03 bước soạn thảo hợp đồng BCC

*Lưu ý: Bạn nên chuẩn bị tối thiểu 02 bản Hợp đồng bản tiếng Anh (nếu hợp tác với đối tác người nước ngoài) và tiếng Việt.

Trên đây là mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân cùng những quy định liên quan được Công Ty Hợp Tác Chuyển Đổi Số CoDX tổng hợp. Hãy theo dõi website của chúng tôi để cập nhập thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh