4 Chức năng của nhà quản trị doanh nghiệp cơ bản, quan trọng cần có

Quản trị không những là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp mà còn là một trong những yếu tố giúp xây dựng giá trị cốt lõi. Chính vì thế, một nhà quản lý rõ cần hiểu được chức năng của nhà quản trị là gì để áp dụng một cách hiệu quả. Cùng CoDX xem ngay trong phần nội dung bên dưới.

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

Bài viết cùng chủ đề:

1. Chức năng quản trị là gì?

Chức năng quản trị là những nhiệm vụ và hoạt động cụ thể mà các nhà quản trị thực hiện để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức. 

Trong những khoảng thời gian về trước, hoạt động này thường không được chú trọng. Mãi cho đến đầu thế kỷ 20, khi các xí nghiệp cùng nhà máy lần lượt xuất hiện, lĩnh vực khoa học quản trị mới thật sự được nhiều người biết đến và tiến hành nghiên cứu.

2. 4 Chức năng của nhà quản trị cơ bản, quan trọng 

Chức năng của nhà quản trị thường được phân thành 4 loại là:

chức năng của nhà quản trị
Chức năng quản trị thường được chia thành 4 loại

2.1 Chức năng hoạch định

Chức năng hoạch định là chức năng đầu tiên và cũng là yếu tố không thể thiếu đối với một nhà quản lý giỏi. Hoạch định giúp xác định mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, xây dựng chiến lịch cùng các kế hoạch cho từng giai đoạn khác nhau. 

Chức năng này đòi hỏi nhà quản trị phải có khả năng đánh giá thực trạng hiện tại bao gồm cả nhân lực và tài lực để hiểu rõ tình hình nội bộ của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra những kế hoạch phù hợp với nguồn tài nguyên hiện có. Một nhà quản trị có chức năng hoạch định tốt sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận cũng như mở rộng quy mô hoạt động.

Một số ví dụ cụ thể của chức năng như: kế hoạch tiếp cận thị trường, chiến lược sản phẩm, hoặc chiến lược giá,…

2.2 Chức năng tổ chức

Chức năng tổ chức rất quan trọng trong quá trình quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những người ở cấp quản lý. Những nhà quản lý có nhiệm vụ góp phần xây dựng môi trường làm việc tích cực bằng cách cơ cấu tổ chức và phân công nhiệm vụ phù hợp với từng yêu cầu công việc. 

chức năng của nhà quản trị
Chức năng tổ chức là chức năng không thể thiếu

Các quyết định trao quyền và phân chia trách nhiệm phải được thực hiện một cách có chọn lọc, dựa trên năng lực cũng như trình độ của nhân viên. Ngoài ra, để tránh những sai sót không mong muốn, họ cũng phải tổ chức truyền đạt thông tin, hướng dẫn, quy định một cách đầy đủ, đồng bộ. Đảm bảo mọi cá nhân trong tổ chức đều phải nắm rõ.

2.3 Chức năng điều phối và giao việc

Chức năng của nhà quản trị không chỉ dừng lại ở việc hoạch định hay tổ chức mà còn là khả năng điều phối hoặc giao việc. Bao gồm việc phối hợp và điều hành giữa các bộ phận hay cá nhân để đảm bảo sự liên kết. Từ có có thể kết hợp nhịp nhàng để làm việc và xử lý nhanh chóng khi gặp sự cố không mong muốn. 

Ngoài ra, khi có mâu thuẫn xảy ra, với chức năng này người quản lý phải có trách nhiệm giải quyết mâu thuẫn và vấn đề phát sinh. Đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp thích ứng kịp thời với sự thay đổi hay tình huống không dự kiến.

Ví dụ, khi một doanh nghiệp đặt ra mục tiêu đưa sản phẩm mới ra thị trường, chức năng điều phối và giao việc sẽ đảm nhận phân công nhiệm vụ cho các bộ phận như Marketing, CSKH, Sales. Hướng dẫn nhóm làm việc cách tiếp cận thị trường, đảm bảo mọi người làm việc một cách hiệu quả và phối hợp để đạt được doanh số kế hoạch. Cả hai chức năng này cùng hoạch định và hỗ trợ nhau để đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp.

2.4 Chức năng kiểm soát

Chức năng kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động doanh nghiệp. Các nhà quản trị cần theo dõi và đánh giá cẩn thận để thu thập thông tin về kết quả thực hiện thực tế và so sánh chúng với các mục tiêu đã đặt ra. Chức năng này giúp nhà quản trị tiến hành các điều chỉnh cần thiết, ngăn chặn và giảm thiểu sai lệch. Bên cạnh đó, kiểm soát cũng giúp các hoạt động diễn ra trơn tru và ít xảy ra sai sót hơn.

chức năng quản trị
Kiểm soát giúp các hoạt động của doanh nghiệp ít sai sót

Tuy nhiên, kiểm soát không phải chỉ là chức năng của nhà quản trị mà còn mà của toàn thể cá nhân trong doanh nghiệp. Nhân viên cần tự kiểm tra, đánh giá lại công việc của mình để đảm bảo chất lượng và tránh sai sót. Điều này thể hiện tinh thần tự chủ và trách nhiệm của từng cá nhân trong quá trình làm việc hàng ngày.

CoDX vừa gửi đến bạn thông tin về bốn chức năng của nhà quản trị. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề hay thắc mắc đang tìm kiếm. Theo dõi CoDX để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: