Lưu trữ dữ liệu là gì? 5 Giải pháp lưu trữ AN TOÀN cho doanh nghiệp 2023

Giải pháp lưu trữ dữ liệu trong doanh nghiệp

Cách lưu trữ dữ liệu an toàn bảo mật là một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp hiện nay quan tâm. Bởi, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp đang loay hoay chưa tìm được giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp mình phù hợp. Việc này dẫn đến nhiều hệ lụy lớn như dữ liệu bị phân tán, khó kiểm soát, thất thoát, thậm chí là mất không thể khôi phục được.

Vậy, đâu là giải pháp lưu trữ dữ liệu an toàn nhất cho doanh nghiệp hiện nay? Theo dõi bài viết sau để tìm được phương pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

1. Lưu trữ dữ liệu là gì?

Để đảm bảo rằng bạn có thể hiểu hết những nội dung ở phần sau, hãy tìm hiểu qua lưu trữ dữ liệu là gì và có những phương thức lưu trữ nào.

Lưu trữ dữ liệu (Data Storage) là hình thức ghi, lưu trữ các dạng dữ liệu khác nhau như hình ảnh, âm thanh, tài liệu, … lên một phương tiện lưu trữ.

Một ví dụ về phương tiện lưu trữ dễ thấy nhất trong đời sống chính là đĩa than, băng, đĩa quang, thẻ nhớ, thẻ USB, ổ cứng, …

Nêu rộng hơn về phương tiện lưu trữ của doanh nghiệp có thể kể đến như máy chủ vật lý, máy chủ ảo, …

Lưu trữ dữ liệu là gì
Vấn đề lưu trữ dữ liệu được các doanh nghiệp hiện nay quan tâm

Sau khi thực hiện số hóa dữ liêu, việc đưa dữ liệu này lên các phương tiện lưu trữ đem lại nhiều lợi ích cho cá nhân và kể cả các doanh nghiệp. Cụ thể,

  • Giúp tiết kiệm không gian lưu trữ: Thay vì lưu trữ tài liệu hình ảnh giấy thì việc số hóa chúng thành dữ liệu và lưu trữ giúp tiết kiệm được rất nhiều chí phí về không gian diện tích.
  • Lưu trữ dữ liệu trên nền tảng điện tử giúp hạn chế mất mát, thất thoát dữ liệu trong thời gian dài. Với các tài liệu giấy, lưu trữ thời gian dài sẽ dẫn đến mọt, mối hoặc ố vàng làm không dữ được tính toàn vẹn.
  • Dễ dàng trích xuất dữ liệu mọi lúc: Khi dữ liệu được lưu trữ trên nền tảng điện tử, người dùng có thể truy xuất mọi lúc, mọi nơi.

2. Những phương thức lưu trữ dữ liệu trong doanh nghiệp

Các phương thức lưu trữ được doanh nghiệp sử dụng phổ biến như:

  • NAS – Network Attached Storage

  • DAS – Direct attached storage

  • SAN – Storage Area Network

  • Lưu trữ đám mây – Cloud Storage

2.1 NAS – Network Attached Storage

Phương thức lưu trữ sử dụng thiết bị lưu trữ gắn trực tiếp vào hệ thống mạng LAN. Thiết bị này sẽ được đặt thành các địa chỉ IP cố định, người dùng sẽ truy cập thông qua máy chủ.

Tuy nhiên, một số trường hợp có thể truy xuất dữ liệu từ NAS mà không cần thông qua máy chủ.

Một số ưu điểm của NAS là khả năng mở rộng không gian lưu trữ dễ dàng, chỉ cần gắn thêm thiết bị bổ sung vào và khả năng lỗi hay gặp sự cố mạng rất hạn chế.

2.2 DAS – Direct attached storage

 DAS là các ổ cứng SCSI gắn bên trong các máy chủ. Mỗi máy chủ sẽ có tương ứng một hệ thống lưu trữ và kèm theo đó là phần mềm riêng biệt. Đây được xem là phương thức lưu trữ truyền thống hiện được nhiều doanh nghiệp sử dụng.

2.3 SAN – Storage Area Network

SAN là một mạng lưu trữ riêng tốc độ cao để truyền dữ liệu giữa các máy chủ trong hệ thống lưu trữ của doanh nghiệp.

Giúp quản lý tập trung các dữ liệu và khả năng chia sẻ tài nguyên dữ liệu tốt. Các mạng SAN hiện nay sử dụng công nghệ cáp quang giúp mở rộng dễ dàng, tính sẵn sàng và hiệu năng cao.

2.3 Lưu trữ đám mây – Cloud Storage

Đám mây là giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp tối ưu nhất hiện nay. Đây là công nghệ lưu trữ hiện đại nhất với những tính năng truy xuất và sử dụng dữ liệu ưu vượt.

Về bản chất, lưu trữ đám mây là các trung tâm dữ liệu (Data Center) từ xa thông qua internet. Theo đó, người dùng chỉ có thể truy cập được hệ thống lưu trữ này khi có kết nối mạng.

Cách lưu trữ dữ liệu này có thể sử dụng cho mọi doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc nhỏ khác nhau.

>> Tìm hiểu thêm: Các loại mô hình dữ liệu lưu trữ phổ biến hiện nay

3. Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp an toàn tránh thất thoát

Lưu trữ trên máy chủ riêng tại doanh nghiệp; thuê chỗ đặt máy chủ; thuê máy chủ VPS bên ngoài; Lưu trữ trên máy chủ ảo cloud server và VPS cloud có phí; Hình thức cloud miễn phí là 5 giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Những giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp an toàn – chuyên nghiệp được dùng nhiều nhất hiện nay, có thể kể đến như:

  • Lưu trữ dữ liệu trên máy chủ vật lý riêng tại doanh nghiệp
  • Giải pháp thuê chỗ đặt máy chủ bên ngoài
  • Giải pháp thuê một hệ thống VPS Cloud phù hợp với doanh nghiệp nhỏ
  • Thuê dịch vụ lưu trữ máy chủ ảo – Cloud server
  • Lưu trữ dữ liệu trên các nền tảng miễn phí

Sử dụng máy chủ riêng để lưu trữ chính là giải pháp được rất nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay áp dụng. Trong đó, có 2 phương án lựa chọn chính là tự xây dựng máy chủ vật lý riêng đặt tại chính doanh nghiệp và Thuê chỗ đặt máy chủ bên ngoài. Cụ thế những lợi ích và hạn chế của 2 hình thức này là gì? Tìm hiểu ngay trong mục 3.1 và 3.2 sau đây.

3.1 Dùng máy chủ riêng là giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp lớn

Máy chủ này do chính doanh nghiệp quản lý, có thể đặt tại văn phòng công ty hoặc tại một trung tâm dữ liệu riêng. Do bản thân doanh nghiệp là đơn vị lưu trữ dữ liệu trực tiếp nên họ có toàn quyền kiểm soát đối với nguồn dữ liệu này và có các tiêu chuẩn bảo mật ngăn bọn tội phạm đánh cắp thông tin quan trọng.

Lưu trữ dữ liệu tại máy chủ riêng của doanh nghiệp
Lưu trữ dữ liệu tại máy chủ riêng của doanh nghiệp

Đây là cách lưu trữ dữ liệu an toàn nhất, tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu lớn, cùng với chi phí vận hàng, chi phí bảo trì cũng không nhỏ. Thêm vào đó, doanh nghiệp cần có thời gian để xây dựng, đào tạo nhân sự quản lý – sử dụng và khả năng bảo vệ thông tin nếu có sự xâm nhập của hacker.

Nhưng không thể phủ nhận đây là phương thức tuyệt vời nhất để lưu trữ dữ liệu nếu doanh nghiệp có đủ điều kiện đầu tư. Phương pháp này thường dành cho các doanh nghiệp rất lớn/tổng công ty/tập đoàn.

3.2 Giải pháp thuê chỗ đặt máy chủ bên ngoài để lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp

Cũng là giải pháp lưu trữ dữ liệu cho Doanh nghiệp an toàn trên một hoặc nhiều máy chủ, nhưng máy chủ này không đặt tại doanh nghiệp mà đặt tại các trung tâm dữ liệu. Doanh nghiệp thuê máy chủ để lưu trữ dữ liệu.

Phương pháp này giúp doanh nghiệp:

  • Giảm chi phí vận hành, bảo dưỡng, làm mát, tiêu thụ điện năng của máy chủ
  • Không cần thiết kế và xây dựng hạ tầng CNTT
  • An toàn và linh hoạt hơn

Nhược điểm lớn nhất là doanh nghiệp phải dùng chung máy chủ, tức là lưu trữ dữ liệu của mình cùng với các doanh nghiệp khác. Nguy cơ về lẫn lộn dữ liệu và bị hack dữ liệu vẫn có.

Collocation rẻ, nhưng là rẻ hơn so với phương pháp On-premise, để đầu tư cũng cần 1 chi phí khá lớn. Đồng thời, khi lượng dữ liệu lưu trữ ngày càng nhiều, doanh nghiệp phải trả thêm tiền để mua thêm dung lượng.

Cách lưu trữ dữ liệu cho Doanh nghiệp này vẫn nên áp dụng cho các doanh nghiệp lớn nhé.

3.3 Dùng VPS thuê ngoài là giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp nhỏ

Tương tự như máy chủ vật lý, VPS (Virtual Private Server) có đầy đủ các chức năng của một hệ thống lưu trữ dữ liệu. Hiểu một cách đơn giản, máy chủ vật lý được phân chia thành nhiều máy chủ nhỏ hơn để lưu trữ, những máy chủ nhỏ này được gọi là VPS.

Lưu trữ dữ liệu với VPS thuê ngoài
VPS thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Giải pháp lưu trữ dữ liệu này phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng hạn chế. Việc thuê ngoài các máy chủ VPS sẽ giúp tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiêp hiệu quả.

Về ưu và nhược điểm của hình thức lưu trữ này thì vẫn tương tự như máy chủ riêng bên trên.

3.4 Thuê dịch vụ lưu trữ máy chủ ảo – Cloud server

Cách lưu trữ dữ liệu an toàn nhất và được sử dụng nhiều nhất hiện nay chính là cloud server. Đây là giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Phương pháp này cũng sử dụng một máy chủ ảo để lưu trữ dữ liệu nhưng có tính bảo mật cao hơn và vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các tính năng như một thiết bị vật lý thông thường.

Có 2 dịch vụ lưu trữ được cung cấp trên thị trường hiện nay cho doanh nghiệp là Cloud server và VPS. Cụ thể,

  • Cloud Server là một hệ thống máy chủ ảo được xây dựng trên nền tảng đám mây có chức năng lưu trữ dữ liệu và xử lý các thông tin của doanh nghiệp. Đây là giải pháp lưu trữ phù hợp với doanh nghiệp lớn, có nhiều hệ thống dữ liệu cần lưu trữ. Với mức chi phí đầu tư lớn, lưu trữ các dạng thông tin như dữ liệu website, dữ liệu phần mềm quản trị, hình ảnh, dữ liệu khách hàng, …
  • VPS cloud server: là một máy chủ ảo được tạo ra khi phân chia cloud server hình nhiều máy chủ ảo khác nhau. Hình thức này phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ sử dụng với mức chi phí đầu tư thấp. Thường doanh nghiệp sẽ mua VPS Cloud từ nhà cung cấp bên ngoài.
Giải pháp lưu trữ dữ liệu an toàn cho doanh nghiệp
Cloud server và VPS cloud là 2 cách lưu trữ này đang rất phổ biến hiện nay

Cloud server và VPS cloud là 2 cách lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp đang rất phổ biến hiện nay, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí đầu tư, đảm bảo an toàn dữ liệu ở mức tương đối vừa tạo nên hệ thống dữ liệu số, cho phép chia sẻ tài nguyên, truy cập từ xa, đảm bảo hiệu quả và hiệu suất công việc.

Ngoài việc lưu trữ tài liệu theo tiêu chuẩn quản trị Tài liệu quốc tế Dublin Core và các chức năng một Server cần có, kho tài liệu còn liên kết với hệ thống gần 100 phân hệ khác hỗ trợ mọi nghiệp vụ của doanh nghiệp như quản lý công việc, quản lý công văn, trình ký điện tử,…

3.5 Giải pháp lưu trữ trên các nền tảng cloud miễn phí

Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ, bởi các doanh nghiệp này không có hệ thống cơ sở dữ liệu lớn và cũng không tốn chi phí.

Google Drive chính là giải pháp tuyệt vời ở phương pháp này.

Nhược điểm của phương pháp này chính là an toàn cho dữ liệu và giới hạn lưu trữ.

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn giải pháp thuê phần mềm quản lý tài liệu có sẵn trên các nền tảng cloud để thực hiện lưu trữ. Đây là cách lưu trữ được sử dụng nhiều nhất, không những giúp dữ liệu được tổ chức có hệ thống mà còn vô cùng tiết kiệm được chi phí tối ưu nhất.

Phần mềm CoDX Document là một trong những nền tảng lưu trữ được các doanh nghiệp hiện nay tin tưởng sử dụng. Có thể kể đến như Công viên Phần mềm Quan Trung đang sử dụng hệ sinh thái CoDX cho toàn bộ hệ thống quản lý. Liên hệ ngay thông tin bên dưới để được hỗ trợ tốt nhất.

4. Sử dụng các giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp mang lại lợi ích gì?

Ngày nay, các cách lưu trữ dữ liệu an toàn nhất cho doanh nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm bởi, dữ liệu trở thành tài nguyên quan trọng hàng đầu cần phải bảo vệ của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức và cả quốc gia. Thật không may, chúng ta hàng ngày vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ mất mát dữ liệu lưu trữ, có thể gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng.

Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp mang đến các lợi ích như:

  • Làm giảm nguy cơ mất dữ liệu cho doanh nghiệp
  • Tăng cường tính bảo mật cho dữ liệu
  • Dữ liệu được tổ chức có thể thống dễ quản lý và sử dụng
  • Khả năng truy xuất và tìm kiếm dễ dàng nhanh chóng

4.1 Giải pháp lưu trữ dữ liệu làm giảm nguy cơ mất dữ liệu cho doanh nghiệp

Khi lưu trữ dữ liệu trên các thiết bị như máy tính, điện thoại sẽ có nguy cơ biến mất khi thiết bị hư hỏng hoặc khi bị mất. Ngay cả nếu lưu trữ trên ổ cứng/thẻ nhớ cũng có nguy cơ cao bị mất do rớt, vỡ hay thất lạc. Hệ thống mạng máy tính cũng có thể bị hacker tấn công và thậm chí là bạn lỡ tay xóa nhầm.

Đối với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn cũng như các tổ chức, cơ quan của nhà nước, các nguy cơ lộ lọt dữ liệu là một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Các nguyên nhân gây ra nguy cơ lộ lọt dữ liệu bao gồm:

  • Nguy cơ bên ngoài: Virus tấn công; gián điệp tấn công phá hoại.
  • Nguy cơ bên trong doanh nghiệp: Cấu hình sai; đăng tải nhầm; Mã hóa sai; mất máy tính, cấp quyền sai, …
Giải pháp lưu trữ dữ liệu làm giảm nguy cơ mất dữ liệu
(Nguồn antoanthongtin.vn) – Giải pháp lưu trữ dữ liệu làm giảm nguy cơ mất dữ liệu

4.2 Cách lưu trữ chuyên nghiệp giúp tăng tính bảo mật

Tội phạm mạng đang tràn lan, ransomware, các cuộc tấn công chiếm đoạt tài khoản và những âm mưu lừa đảo đều gia tăng trong năm vừa qua dấy lên lo ngại về an toàn thông tin.

Nghiêm trọng hơn, nguy cơ bảo mật thông tin có thể đến từ những con người trong tổ chức vì những hạn chế trong phân quyền, có trường hợp nhân sự nghỉ kéo theo một lượng dữ liệu truyền tải ra ngoài theo họ. Do vậy, bất kỳ Doanh nghiệp nào cũng đang tìm kiếm cho mình cách lưu trữ dữ liệu an toàn nhất. Đây là vấn đề bắt buộc phải thực hiện trong tình hình hiện nay.

4.3 Tổ chức dữ liệu theo hệ thống tốt nhất

Tại Việt Nam, các tổ chức thường không đồng bộ được dữ liệu khi lưu trữ. Dữ liệu thường do các cá nhân tự lưu trữ trên laptop, điện thoại, máy ảnh,… dẫn đến khó tổng hợp để lưu trữ về 1 nguồn.

Khi đó, dữ liệu bị phân tán, và đồng nghĩa với việc dễ mất dữ liệu (do nhân sự nghỉ đột xuất; do yếu tố khách quan về vấn đề điện lực, hỏa hoạn; do thiên tai nào đó,…) và hệ thống dữ liệu tổ chức lưu trữ được đều có chất lượng không cao.

Tại sao cần có giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp
Giải pháp lưu trữ giúp tổ chức dữ liệu theo hệ thống tốt nhất

Việc tạo ra một hệ thống lưu trữ đồng nhất sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng các thông tin dữ liệu dễ dàng, hạn chế được nguy cơ mất mát.

4.4 Khả năng truy xuất và tìm kiếm

Sự không đồng bộ về chất lượng khiến việc tìm kiếm trở nên mất thời gian và không hiệu quả. Theo thời gian, lượng dữ liệu lưu trữ ngày càng nhiều thì truy xuất và tìm kiếm càng trở thành bài toán khó.

Do đó, mà hiện tại có rất nhiều phần mềm lưu trữ tài liệu ra đời để khắc phục tình trạng này của doanh nghiệp. Dữ liệu được đưa lên phần mềm được tổ chức có hệ thống và khoa học. Việc truy xuất và tìm kiếm cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH chuyển đổi số CoDX

  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Hotline: 1900282581
  • Email: [email protected]
  • Website: https://www.codx.vn
  • Trang tin tức: https://businesswiki.codx.vn

CoDX đã đề cập những giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp an toàn, hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng những thông tin trong bài viết giúp doanh nghiệp chọn được cách lưu trữ phù hợp với chi phí tối ưu nhất. Chúc Quý doanh nghiệp luôn thành công.