Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/2022/NĐCP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động và bảo hiểm xã hội (BHXH), NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (gọi tắt là Nghị định 12).
Nghị định 12 tăng mức xử phạt vi phạm lên nhiều lần đối với những hành vi làm sai quy định của chủ sử dụng lao động để hạn chế tình trạng công ty không tuân thủ luật lao động và bảo vệ người lao động. Để nắm rõ hơn, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây.
Nhiều chế tài đối với chủ sử dụng lao động
Nghị định 12 ngày 17/01/2022 có hiệu lực cùng ngày được coi là một bước tiến mới trong việc xử lý sai phạm của người sử dụng lao động. Thời gian qua đã có nhiều trường hợp người sử dụng lao động không chốt sổ BHXH cho người lao động, hiện nay khi xảy ra điều này sẽ bị xử phạt nặng. Điều 39, Nghị định 12 quy định xử phạt hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động liên quan đến việc chốt và đóng BHXH.
Cụ thể, phạt 13 triệu đồng khi có hành vi vi phạm đối với mỗi người lao động, nhưng không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động không làm thủ tục xác nhận đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Cho đến nay (tại Nghị định 28/2020/NĐCP ngày 1/3/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng), hành vi này chỉ bị xử phạt từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng, vì vậy không đủ sức răn đe.
Ngoài ra, việc không công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan BHXH cung cấp theo Quy định. Nếu không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về việc đóng BHXH bắt buộc, BHTN của người lao động theo yêu cầu của người lao động hoặc tổ chức công đoàn thì chủ doanh nghiệp cũng bị xử phạt 13 triệu đồng, còn trước đây hành vi này không được xử lý. Điểm đáng chú ý của Nghị định 12 liên quan đến các hành vi như: Chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN; không đóng BHXH, BHTN theo quy định mà không phải là trốn đóng; Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ người mà không phải là trốn đóng… sẽ bị phạt rất nặng.
Cụ thể, người sử dụng lao động sẽ bị phạt 12-15% trên tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp, nhưng không quá 75 triệu đồng. Điều 39 Nghị định 12 cũng quy định mức phạt 50-75 triệu đồng nếu chủ sở hữu công ty có một loạt hành vi như các hành vi trên, ngoài việc phạt tiền, người sử dụng lao động còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền BHXH bắt buộc, BHTN cho cơ sở BHXH.
Xem thêm: Những điểm mới trong quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi đối với người lao động thời vụ
Ngoài ra, theo Nghị định 12, người sử dụng lao động không trả sổ BHXH cho người lao động sẽ bị phạt 24 triệu đồng đối với mỗi hành vi vi phạm, nhưng không quá 75 triệu đồng. Đây là mức phạt đối với cá nhân còn với tổ chức sẽ là phạt gấp đôi.
Những điểm mới tăng mức xử phạt trong Nghị định 12 sẽ hạn chế tình trạng người sử dụng lao động chây lì không nộp tiền cho BHXH và giúp người lao động không bị thiệt thòi khi nghỉ việc, bảo đảm được hưởng các chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Những điểm mới trong Nghị định 12
Xử phạt vi phạm hành chính trong thực hiện hợp đồng (căn cứ khoản 3 Điều 11)
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu như trước đây, tại Nghị định 28/2020 không có quy định về mức xử phạt với hành vi vi phạm này. Thay vào đó, khi có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hình thức xử lý đã được quy định trong nội quy lao động (khoản 1 Điều 85 Nghị định 145/2020/NĐ-CP) hoặc có thể bị xử lý hình sự về Tội làm nhục người khác.
Như vậy, từ thời điểm Nghị định 12/2022 có hiệu lực sẽ chính thức áp dụng mức phạt từ 15 – 30 triệu đồng với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xem thêm: Thông tư 36 có quy định mới về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH
Phạt tiền từ 03 – 07 triệu đồng với người sử dụng lao động khi thực hiện các hành vi sau (căn cứ khoản 2 Điều 11)
Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;
Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do; thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật,…
Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính về tiền lương (căn cứ khoản 1 Điều 17)
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo đó, phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng (hiện hành là từ 2 – 5 triệu đồng) đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:
- Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;
- Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;
- Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động.
Ngoài ra, mức phạt tiền từ 5 -10 triệu đồng cũng áp dụng đối với các hành vi vi phạm được quy định mới như:
- Không áp dụng thử định mức lao động trước khi ban hành chính thức;
- Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho NLĐ nhưng không đúng theo quy định;
- Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với NLĐ làm công việc có giá trị như nhau.
Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.