Trong tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp và kéo dài. Trước những tác động nặng nề, gây bao tổn thất lên các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cùng CoDX điểm lại các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng covid trong bài viết sau.
1. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn tiền nộp chậm thuế
Theo nội dung của nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15, chính phủ ban hàng ngày ngày 19/10/2021. Theo đó doanh nghiệp chịu tác động bởi Covid-19 sẽ được hỗ trợ:
– Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp của năm 2021. Đối với trường hợp doanh nghiệp có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng. Và doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019 theo quy định của Luật Thuế TNDN.
Không áp dụng tiêu chí doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019 cho các doanh nghiệp mới thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách trong kỳ tính thuế năm 2020, năm 2021.
– Miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021. Thuộc các khoản như sau: nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ trong năm 2020. Không áp dụng đối với các trường hợp đã nộp tiền chậm nộp.
2. Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Xem thêm: Nghị Quyết Chuyển Đổi Số “Mở Khóa” Cho CMCN 4.0
Ngày 1/7/2021 Chính phủ ban hành nghị quyết 68/NQ-CP. Theo đó ngoài việc hỗ trợ NLĐ thì chính phủ cũng giảm mức đóng BHXH cho doanh nghiệp. Cụ thể doanh nghiệp được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 01/7/2021- 30/6/2022.
3. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
Doanh nghiệp sẽ được tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất theo căn cứ nghị quyết 126/NQ-CP nếu thỏa:
- Đã đóng đủ BHXH hoặc đang tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đến hết tháng 01/2021
- Giảm từ 10% lao động tham gia BHXH trở lên so với thời điểm tháng 01/2021 do Covid-19
4. Hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động
Cũng theo nội dung tại nghị quyết 68/NQ-CP. Doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ Quỹ BHTN khi:
- Đóng đủ BHTN cho NLĐ từ đủ 12 tháng trở lên
- Thay đổi cơ cấu công nghệ
- Doanh thu quý liền kề trước khi đề nghị bị giảm từ 10% trở lên so với năm 2019 hoặc 2020
- Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ
Mức hỗ trợ: Tối đa 1,5 triệu đồng/người/tháng trong tối đa 06 tháng.
Thời gian nộp hồ sơ: Từ 01/7/2021 – 30/6/2022.
5. Cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất
Xem thêm: Mẫu Kế Hoạch Quản Lý Nhân Sự Bằng Excel Miễn Phí
Theo Nghị quyết 126 việc hỗ trợ vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất như sau:
– Cho vay trả lương ngừng việc:
- Doanh nghiệp hay NSDLĐ được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay. Để trả lương ngừng việc đối với NLĐ đang tham gia BHXH bắt buộc phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên. Trong khoảng thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022
- Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số NLĐ theo thời gian trả lương ngừng việc thực tế tối đa 3 tháng với thời hạn vay vốn dưới 12 tháng
– Cho vay trả lương phục hồi sản xuất:
Các trường hợp được vay vốn trả lương, phục hồi sản xuất bao gồm:
- NSDLĐ phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19
- NSDLĐ có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg
- Hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022
Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động và đang tham gia BHXH bắt buộc theo thời gian trả lương thực tế tối đa 3 tháng với thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.
6. Kéo dài thời gian miễn, giảm lãi vay đến 30/6/2022
Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư số 14/2021/TT-NHNN. Việc miễn, giảm lãi, phí vay sẽ được thực hiện đến ngày 30/6/2022 thay vì 31/12/2021. Theo như quy định trước đó tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-NHNN.
Trong đó, khách hàng sẽ được miễn, giảm lãi, phí khi đáp ứng đồng thời các điều kiện như sau:
– Áp dụng với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 01/8/2021 từ hoạt động cấp tín dụng nhưng không bao gồm các khoản nợ phát sinh từ việc mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
– Nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán phải nằm trong khoảng thời gian từ 23/01/2021 – 30/6/2022.
– Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến doanh thu, thu nhập của khách hàng bị giảm.
Trên là 1 vài chính sách hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19