Những Điểm Mới Trong Quy Định Về Thời Giờ Làm Việc, Nghỉ Ngơi Đối Với Người Lao Động Thời Vụ

Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH đã có những điểm mới trong quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi đối với người lao động thời vụ. Để cập nhật những thay đổi này nhanh chóng, chính xác hãy cùng điểm qua trong bài viết sau đây.

Thay đổi quy định về số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ lập phương án xác định thời giờ làm việc tiêu chuẩn hàng ngày của người lao động theo các trường hợp quy định trên cơ sở quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn hàng năm.

So với quy định tại Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH, số giờ làm việc tiêu chuẩn tại Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH trong từng trường hợp có nhiều sự thay đổi, như sau:

Trường hợp

Số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày

Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH
(Áp dụng từ 01/02/2022)
Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH
(Áp dụng đến hết 31/01/2022)
1 08 giờ 08 giờ hoặc 06 giờ (ngành nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)
2 Nhiều hơn 08 giờ nhưng không quá 12 giờ Nhiều hơn 08 giờ nhưng không quá 12 giờ hoặc nhiều hơn 06 giờ nhưng không quá 09 giờ (ngành nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)
3 Từ 04 – dưới 8 giờ Từ 04 – dưới 08 giờ hoặc từ 03 giờ – dưới 06 giờ (nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)
4 Nghỉ cả ngày Nghỉ cả ngày

Mở rộng giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn và làm thêm giờ

Khoản 1 Điều 6 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH đã bãi bỏ quy định về tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và thời giờ làm thêm trong một ngày đối với người lao động làm nghề đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm và thời gian làm việc không quá 09 giờ.

Đối với tất cả các công việc thời vụ nêu trong Thông tư 18, tổng số giờ làm việc bình thường và thời giờ làm thêm trong một ngày tối đa là 12. Ngoài ra, quy định mới cũng được mở rộng giới hạn về thời giờ làm việc bình thường và làm thêm theo tuần, tháng.

Xem thêm: Thông tư 36 có quy định mới về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH

Đi làm ngày lễ, Tết không còn được nghỉ bù

Trước đó, Khoản 3 Điều 7 Thông tư 54/2015/TTBLĐTBXH chỉ quy định công ty phải bố trí cho người lao động nghỉ hoặc nghỉ bù đủ số ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm và các chế độ nghỉ có hưởng lương theo quy định. Tuy nhiên, quy định về nghỉ bù của Bộ luật Lao động đã bị bãi bỏ bởi Thông tư 18/2021, thay vào đó người sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động được nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định.

Từ ngày 01/02/2022 đến nay, người lao động đi làm vào các ngày lễ, tết, nghỉ có hưởng lương thì không được nghỉ bù mà chỉ được tính tiền làm thêm giờ của ngày làm việc đó.

Làm việc từ 10 giờ/ngày không được nghỉ thêm 30 phút

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 54/2015, nếu người lao động làm việc từ 10 giờ trở lên trong một ngày thì ngoài thời gian làm việc trong ngày, người sử dụng lao động phải bảo đảm cho họ được nghỉ thêm ít nhất 30 phút trong ngày đó. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/02/2021, theo Điều 7 Thông tư 18, việc nghỉ giữa ca sẽ được áp dụng như sau: Việc nghỉ ngơi trong ngày làm việc, thời gian nghỉ theo ca của mỗi người lao động phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Bộ luật Lao động và Nghị định số 145/2020/ NĐCP.

Theo Điều 109 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 64 Nghị định 145/2020/NĐCP, người lao động làm việc từ 06 giờ/ngày có quyền nghỉ ít nhất 30 phút liên tục và ít nhất 45 phút nghỉ ngơi liên tục khi làm việc vào ban đêm.

Trường hợp làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ thì được tính là thời gian nghỉ giữa giờ làm việc. Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực, những nhân viên làm công việc thời vụ hơn 10 giờ một ngày sẽ không được tính nghỉ thêm 30 phút tính vào giờ làm việc.

Trên đây là 04 điểm mới trong Thông tư 23/2021 quy định về giờ làm việc của lao động thời vụ và thời gian nghỉ ngơi. Hy vọng sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích.

Để tải nội dung của Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH download tại đây