Đề án chuyển đổi số quốc gia 06 và Quyết định số 749/qđ-ttg

Đề án 06 về chuyển đổi số và Quyết định 749 là văn bản chỉ đạo đi đầu trong công tác chuyển đổi số. Các văn bản này đưa ra các tầm nhìn chiến lược, mục tiêu, phương hướng hành động cho hoạt động triển khai chuyển đổi số toàn diện. Vậy, đề án chuyển đổi số quốc gia có những nội dung nào? Hãy cùng Chuyển đổi số CoDX tìm hiểu về Đề án 06 của chính phủ về chuyển đổi số trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc bài viết trên trang Tin chuyển đổi số của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

1. Quyết định số 749/qđ-ttg về chương trình chuyển đổi số Quốc gia

1.1 Bối cảnh

Để thích ứng với tình hình hiện tại và tận dụng các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang lại, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030.

Quyết định số 749/qđ-ttg
Quyết định số 749/qđ-ttg

1.2 Mục tiêu

Chương trình, đề án chuyển đổi số quốc gia với mục tiêu kép vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Mục tiêu đến năm 2025:

  • Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động. Hướng đến mục tiêu đạt 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 90% hồ sơ công việc cấp bộ, tỉnh, 80% cấp huyện và 60% cấp huyện được xử lý qua môi trường mạng; 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ về KT-XH được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thông tin báo cáo Chính phủ; 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước thực hiện qua môi trường số.
  • Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế  với kinh tế số chiếm 20% GDP; Tỷ trọng kinh tế số từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; Năng suất lao động hàng năng tăng tối thiểu 7%; Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về CNTT (IDI) và về chỉ số cạnh tranh (GCI), và thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).
  • Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số với hạ tầng số mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã. Phổ cập dịch vụ mạng di động; Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI)

Mục tiêu cơ bản đến năm 2030:

  • Phát triển chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động với 100% dịch vụ công mức độ 4; 100% hồ sơ công việc cấp bộ, tỉnh 9% cấp huyện và 70% cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; giảm 30% thủ tục hành chính, tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp; 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước thực hiện qua môi trường số; Việt Nam thuộc nhóm 50 nước về EGDI.
  • Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế với mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP; Tỷ trọng kinh tế số từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; Năng suất lao động tăng tối thiểu 8%; Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về IDI, GCI, GII.
  • Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số với kế hoạch phổ cập dịch vụ mạng internet băng rộng cáp quang, dịch vụ mạng 5G, 80% dân số có tài khoản thanh toán điện tử,Việt Nam thuộc 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng.
chương trình chuyển đổi số quốc gia
Mục tiêu của chương trình chuyển đổi số quốc gia

1.3 Định hướng

Đề án chuyển đổi số quốc gia định hướng Việt Nam với tầm nhìn chiến lược trở thành quốc gia số, ổn định, thịnh vượng và tiên phong thử nghiệm các công nghệ, mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thay đổi phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

2. Tóm tắt 7 quan điểm chỉ đạo lớn của Đề án 06 của Chính phủ

Đề án 06 về chuyển đổi số của Chính phủ có 7 quan điểm chỉ đạo lớn sau:

  • Huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương và sự tham gia của doanh nghiệp, người dân.
  • Dữ liệu dân cư là tài nguyên quan trọng, được quản lý tập trung, thống nhất và chia sẻ trong hệ thống chính trị, phục vụ người dân, doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo theo quy định của pháp luật.
  • Dữ liệu dân cư là dữ liệu gốc cần chia sẻ đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí, tạo ra giá trị mới;
  • Người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số;
  • Dữ liệu dân cư phải được khai thác và sử dụng hiệu quả, thúc đẩy, phát huy trí tuệ, nguồn lực và sức mạnh quốc gia.
  • Kết nối, tích hợp, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cần đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên môi trường số.
  • Khai thác, ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển Kinh tế xã hội và chuyển đổi số quốc gia.
Đề án 06 của Chính phủ
Đề án 06 của Chính phủ

3. Mục tiêu hướng đến 5 nhóm tiện ích trong Đề án 06

5 nhóm mục tiêu trong Đề án 06:

  1. Nhóm tiện ích giải quyết thủ tục hành chính
  2. Nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế xã hội
  3. Nhóm tiện ích phục vụ phát triển công dân số
  4. Nhóm tiện ích hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư
  5. Nhóm tiện ích phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cấp

3.1 Nhóm tiện ích giải quyết thủ tục hành chính

Năm 2022 hoàn thành tích hợp, cung cấp dịch vụ xác thực thông tin về Chứng minh nhân dân 9 số với Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ quốc gia.  Hoàn thành việc xác định lộ trình thực hiện chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến,…  và các mục tiêu khác liên quan đến tiện ích giải quyết thủ tục hành chính

  • Giai đoạn 2023 – 2025: Tiếp tục hoàn thành các mục tiêu tư 2022, hoàn thiện thể chế, chính sách để tạo điều kiện, cung cấp ứng dụng, dịch vụ số liên quan đến thông tin dân cư. Tập trung xây dựng lộ trình Quốc hội thông qua Luật Căn cước công dân sửa đổi. Hoàn thành các mục tiêu nhóm tiện ích giải quyết thủ tục hành chính. Hoàn thành kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với hệ thống quản lý dự án điện tử của Tòa án nhân dân. 
  • Giai đoạn 2025 – 2030: 70% mẫu đơn, tờ khai có thông tin công dân được chuẩn hóa theo yêu cầu của Cơ sở dữ liệu quốc gia; Đạt từ 80% – 100% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư từ cấp xã, huyện, tỉnh, bộ. Hoàn thiện các thể chế chính sách tạo điều kiện phát triển ứng dụng số  và hoàn thiện các mục tiêu khác theo Đề án 06.

3.2 Nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế xã hội

  • Giai đoạn năm 2022 – 2023: Nghiên cứu quy định của pháp luật đảm bảo pháp lý để triển khai thực hiện ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử. Nâng cấp, hoàn thiện, tích hợp, phát triển hệ thống định danh và xác thực điện tử,…
  • Giai đoạn 2024 – 2025: Hoàn thiện hệ sinh thái ứng dụng số, tiện ích cho các bộ, ban ngành, địa phương, tổ chức doanh nghiệp. 
  • Giai đoạn 2026 – 2030: Tiếp tục duy trì vận hành hệ thống định danh và xác thực điện tử;…

3.3 Nhóm tiện ích phục vụ phát triển công dân số

Năm  2022: Bảo đảm hoạt động tạo lập định danh điện tử đã được thu thập dữ liệu vào Cơ sở quốc gia về dân cư; giải quyết 100% yêu cầu từ công dân về tạo lập định danh điện tử, xác thực 100% thông tin thiết yếu, quan trọng trên ứng dụng VNeID, cung cấp dịch vụ công qua ứng dụng VNeID,…

  • Giai đoạn 2023 – 2025: Phấn đấu đạt trên 40 triệu tài khoản người dùng trên ứng dụng VNeID; Xây dựng hệ sinh thái dịch vụ công, dịch vụ thương mại điện tử; 100% giao dịch của công dân số được định danh,…
  • Giai đoạn 2025 – 2030:  Phấn đấu đạt trên 60 triệu tài khoản người dùng trên ứng dụng VNeID; Thanh toán không dùng tiền mặt và thay thế các loại giấy tờ; Xây dựng hệ sinh thái công cấp dịch vụ công, TMĐT,…
Đề án 06 về chuyển đổi số
Nhóm tiện ích phục vụ phát triển công dân số

3.4 Nhóm tiện ích hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư

  • Năm 2022: Bảo đảm 100% dữ liệu công dân được lưu trữ trong CSDL quốc gia về dân cư; Triển khai hiệu quả việc kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia,…
  • Năm 2023 và các năm tiếp theo: Bảo đảm tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương bảo đảm thông suốt, hoạt động hiệu quả.

3.5 Nhóm tiện ích phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cấp

  • Năm 2022: Tổng hợp, phân tích, dự báo các thông tin đã được làm giàu qua việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu khác để phục vụ việc điều hành Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoạch định chính sách kinh tế, xã hội; đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân và nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp. Tích hợp với hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bảo đảm liên thông, nhanh chóng, hiệu quả theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
  • Năm 2023 và các năm tiếp theo: Tiếp tục kết nối, chia sẻ dữ liệu Cơ sở dữ liệu dân cư với các cơ sở dữ liệu khác để làm giàu dữ liệu dân cư nhằm tổng hợp, phân tích, dự báo các thông tin để phục vụ việc điều hành Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoạch định chính sách kinh tế, xã hội; đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân, nhu cầu của các bộ, ngành, địa phương và tổ chức, doanh nghiệp.
Đề án chuyển đổi số quốc gia
Nhóm tiện ích phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cấp

Đề án chuyển đổi số quốc gia với Quyết định 749 và Đề án 06 về chuyển đổi số được xem là văn bản định hướng chiến lược cho các hoạt động chuyển đổi số toàn diện. Gắn liền hoạt động chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, liên kết vùng, đô thị hóa…

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh