Phong cách lãnh đạo ủy quyền cho phép người quản lý giám sát công việc dựa trên sự tin tưởng vào năng lực và trách nhiệm của đội ngũ nhân viên. Với cách phong cách lãnh đạo này, nhà quản lý cần nắm bắt và phát triển văn hóa chủ động, tự quyết định.
Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức quản trị của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện |
Cùng CoDX tìm hiểu phong cách lãnh đạo trao quyền là gì và những ví dụ thành công trong thực tế nhé!
Cùng chủ đề:
- Cách lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp cho doanh nghiệp
- Ví dụ về phong cách lãnh đạo dân chủ
- Áp dụng phong cách lãnh đạo tự do như thế nào?
1. Phong cách lãnh đạo ủy quyền (Laissez faire leadership) là gì?
Phong cách lãnh đạo ủy quyền (laissez faire leadership) là chiến lược mà nhà quản lý ít tham gia quản lý trực tiếp hoặc quản lý vi mô, thay vào đó họ cho phép nhân viên quyền tự quyết định trong phạm vi công việc nhất định.
Với phong cách lãnh đạo này, nhân viên có nhiều không gian và quyền được nêu ý kiến, đưa ra quyết định quan trọng đối với công việc của họ. Điều này giúp nhận viên cảm giác tự chủ hơn, tạo ra tính trách nhiệm trong công việc khi phải chịu trách nhiệm với những quyết định và hành động của mình.
2. Đánh giá ưu, nhược điểm của phong cách lãnh đạo ủy quyền
Bất cứ hình thức quản lý nào cũng tồn tại song hành ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là những lợi thế và hạn chế của phong cách lãnh đạo trao quyền:
2.1 Ưu điểm
- Tạo điều kiện cho cá nhân phát triển: Phong cách lãnh đạo trao quyền là cơ hội cho phép nhân sự cấp dưới tự do phát huy khả năng và năng lực của mình. Thông qua đó, nhà quản lý cũng có thể phát hiện nhưng khả năng tiềm ẩn của đội ngũ nhân viên.
- Tạo động lực cho nhân viên: Một khi nhân viên nhận được lòng tin và sự tin tưởng từ nhà quản lý, họ có thêm động lực để làm việc và nhận thấy cơ hội phát huy năng lực. Qua đó, bản thân nhân sự có mong muốn gắn kết lâu dài hơn với doanh nghiệp.
- Rút ngắn thời gian quyết định: Đối với những phong cách lãnh đạo khác, để đi đến quyết định cuối cùng thì cần phải trải qua rất nhiều quy trình, tốn khá nhiều thời gian. Nhưng đối với hình thức quản lý ủy quyền thì nhân viên có thể chủ động đưa ra quyết định nhanh chóng mà không cần quá trình phê duyệt rườm rà.
2.2 Nhược điểm
- Kết quả đôi khi không như kỳ vọng: Phong cách lãnh đạo ủy quyền muốn thành công thì phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của từng cá nhân trong nhóm. Chính vì thế, nếu nhân sự không đủ năng lực cần thiết thì dự án khó đạt được thành quả như kỳ vọng.
- Dễ xảy ra mâu thuẫn đội nhóm: Làm việc nhóm muốn đạt kết quả tốt thì phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần đoàn kết của đội ngũ nhân viên. Do đó, chỉ cần một cá nhân trong tập thể không quản lý tốt thời gian và hiệu quả công việc thì mâu thuẫn là điều không tránh khỏi.
- Không đảm bảo chất lượng công việc: Nếu người lãnh đạo không kiểm soát tình hình hay không can thiệp đúng lúc thì tổ chức có thể chịu tổn thất nghiêm trọng nếu có vấn đề bất ngờ xảy ra.
3. Ví dụ về phong cách lãnh đạo ủy quyền thành công trên thế giới
Hiện nay, phong cách lãnh đạo trao quyền được rất nhiều nhà quản lý tài ba áp dụng. Song song đó, họ kết hợp cũng những phong cách lãnh đạo riêng để mang lại hiệu quả tốt nhất, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Sau đây là những ví dụ về phong cách lãnh đạo ủy quyền thành công nhất trên thế giới hiện nay:
- Bill Gates – Nhà sáng lập Microsoft: Ông luôn chủ trương xây dựng môi trường làm việc mà ở đó nhân viên luôn được tạo cơ hội, khuyến khích đưa ra ý tưởng và đưa ra quyết định.
- Steve Jobs – Nhà sáng lập Apple: Steve Jobs là một trong số những nhà lãnh đạo điển hình cho phong cách quản lý trao quyền. Ông sẽ bày tỏ, triển khai những kết quả mà mình mong muốn. Nhưng sau đó, ông lại giao toàn quyền quyết định lại cho nhân viên.
- Satya Nadella – CEO Microsoft: Satya Nadella đặt trọng tâm quản lý vào việc ủy quyền, cũng như khuyến khích đổi mới liên tục trong Microsoft. Ông luôn thúc đẩy nhân viên thoải mái thể hiện ý tưởng, chia sẻ quan điểm cá nhân và tự đưa ra quyết định trong một phạm vi công việc nhất định. Chính nhờ vào phong cách lãnh đạo này, Microsoft luôn dễ dàng thích nghi với sự thay đổi chóng mặt của ngành công về và luôn giữ vững vị thế dẫn đầu.
4. Thời điểm áp dụng phong cách lãnh đạo trao quyền thích hợp
Phong cách lãnh ủy quyền sẽ đạt hiệu quả cao nhất trong môi trường làm việc cần có sự sáng tạo và trách nhiệm cao.
Chẳng hạn như, trong lĩnh vực marketing, phong cách trao quyền được nhiều nhà lãnh đạo lựa chọn. Với đặc thù ngành nghề, kỹ năng chuyên môn và khả năng sáng tạo của các thành viên trong nhóm thì không cần thiết phải quản lý vi mô. Thay vào đó, cấp quản lý chỉ cần giám sát và góp ý để đảm bảo chất lượng công việc cũng như tiến độ.
Tuy nhiên, dù là ở lĩnh vực nào, người lãnh đạo vẫn nên áp dụng linh hoạt hình thức lãnh đạo ở các giai đoạn khác nhau của dự án.
Cụ thể, phong cách lãnh đạo trao quyền sẽ đạt hiệu quả tốt nhất ở giai đoạn đầu khi hình thành ý tưởng. Tuy nhiên, đến giai đoạn hoàn thành thiết kế, người quản lý nên sử dụng phương pháp quản lý định tính để có thể giám sát chặt chẽ hơn, đảm bảo kết quả công việc.
Phong cách lãnh đạo ủy quyền giúp nhà quản lý tạo điều kiện phát triển cho đội ngũ nhân sự và tối ưu hóa hiệu quả công việc. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thật sự mang lại hiệu quả khi người quản lý nắm rõ năng lực và thế mạnh của nhân viên. Để làm được điều này thì nhà quản lý cần phải thường xuyên theo dõi và đánh giá năng lực của đội ngũ nhân sự.
Bài viết liên quan:
|
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: info@codx.vn | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh