Thiết bị lưu trữ dữ liệu là gì? 3 Loại thiết bị phổ biến nhất 2024

Thiết bị lưu trữ dữ liệu là một giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về lưu trữ, quản lý và chia sẻ thông tin. Bên cạnh đó, nhờ các thiết bị này, doanh nghiệp có thể hạn chế tối đa tình trạng thất lạc hay mất dữ liệu. 

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức chuyển đổi số của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Lưu trữ và sao lưu dữ liệu trên 1 nền tảng duy nhất

 

Vậy thiết bị lưu trữ tài liệu là gì? Đâu là phương phù hợp nhất cho doanh nghiệp? Cùng CoDX tìm hiểu ngay nhé!

1. Thiết bị lưu trữ dữ liệu là gì?

Thiết bị lưu trữ dữ liệu là bộ nhớ kỹ thuật số đảm nhiệm vai trò lưu trữ đa dạng dữ liệu và các ứng dụng trên một máy tính tạm thời hoặc vĩnh viễn, nội bộ hoặc bên ngoài máy tính, máy chủ hoặc nền tảng điện toán. Thiết bị được sử dụng với mục đích lưu trữ, chuyển đổi và giải nén các tập tin dữ liệu. 

Thông thường, doanh nghiệp thường sử dụng 2 loại thiết bị lưu trữ sau:

  • Thiết bị lưu trữ chính: Ram máy tính.
  • Thiết bị lưu trữ phụ: Bộ nhớ thứ cấp có thể tháo rời, bên trong hoặc bên ngoài như ổ cứng.

2. Các loại thiết bị lưu trữ phổ biến hiện nay

Hiện nay, thiết bị lưu trữ được chia thành 2 dòng chính đó là thiết bị trong máy tính và gắn ngoài. Các loại thiết bị, bộ nhớ lưu trữ tài liệu phổ biến hiện nay là:

  • Ổ đĩa cứng
  • Thiết bị đĩa quang
  • Thiết bị lưu trữ flash
  • Lưu trữ trực tuyến

2.1 Ổ đĩa cứng

Ổ đĩa cứng hiện là thiết bị lưu trữ dữ liệu máy tính phổ biến và được nhiều doanh nghiệp tin dùng hiện nay. Loại thiết bị này có 1 loại chuẩn kết nối đó là IDE (tốc độ 100MB/s) và SATA. Có thể nói, đa số tất các thiết bị máy tính tiêu chuẩn đều được trang bị ổ cứng kèm theo.

Các loại thiết bị lưu trữ
Tất các thiết bị máy tính tiêu chuẩn đều được trang bị ổ cứng kèm theo

Ổ đĩa cứng gồm có 3 loại chính là: HHD (Hard Disk Drive), SSD (Solid State Drive).

  • HHD: là loại ổ cứng truyền thống và hoạt động trên nguyên tắc vật lý. Được thiết kế với cấu trúc gồm 1 động cơ quay để đọc/ghi dữ liệu ở giữa ổ đĩa, kết hợp cùng những bo mạch điện tử, HHD có khả năng giải mã thông tin một cách chính xác nhất.
  • SSD: là một loại ổ đĩa cứng thể rắn, chúng đại diện cho các thiết bị lưu trữ hiện đại và được xem là một giải pháp cạnh tranh với HHD. Được phát triển sau này và thừa hưởng được những công nghệ hiện đại, SSD được đánh giá có những tính năng vượt trội hơn HHD về sức mạnh tốc độ, nhiệt độ, độ an toàn cũng như điện năng tiêu thụ.
  • Ổ lưu trữ ngoài: đây là loại ổ cứng vật lý cắm ngoài máy, nổi bật nhờ vào kích cỡ nhỏ gọn. Loại thiết bị này được kết nối với máy tính thông qua USB, có dung lượng trung bình 100GB – 2TB. Tuy nhiên, so Ổ đĩa cứng gồm có 3 loại chính là: HHD (Hard Disk Drive), SSD (Solid State Drive)với 2 loại thiết bị lưu trữ còn lại thì tốc độ truy cập kém hơn.

2.2 Thiết bị đĩa quang

Đĩa quang là thiết bị lưu trữ được ứng dụng công nghệ Laser khắc trên bề mặt đĩa để trình bày dữ liệu qua các Track và Sector. Theo đó, có 3 loại đĩa cơ bản đó là CD, DVD, HD và Blue Ray. Tuy nhiên, để đọc được thiết bị này thì cần sử dụng ổ đĩa quang. Đặc biệt, đĩa quang là một trong những thiết bị lưu trữ hiếm hoi không mất dữ liệu khi bị mất điện đột xuất.

2.3 Thiết bị lưu trữ flash

Hiện nay, bộ nhớ flash đã thay thế hầu các thiết bị lưu trữ quang học và từ tính cũ. Bởi vì chúng có độ an toàn cao, hoạt động hiệu quả và có giá thành phải phải chăng hơn so với những bộ nhớ khác. Một số loại bộ nhớ flash phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay là: Ổ đĩa USB, CF, M.2, thẻ nhớ, MMC, NVMe, thẻ SDHC, thẻ SmartMedia, thẻ nhớ Sony,….

Thiết bị lưu trữ dữ liệu
Bộ nhớ flash có độ an toàn cao, hoạt động hiệu quả và giá thành rẻ

2.4 Lưu trữ trực tuyến

Hiện  nay, với sự phát triển của công nghệ số, việc lưu trữ thiết dữ liệu qua các thiết bị trực tuyến hay nền tảng đám mây ngày càng trở nên phổ biến. Các thiết bị lưu trữ dữ liệu trực tuyến thông dụng là:

  • Cloud đám mây: lưu trữ đám mây là một giải pháp tối ưu được nhiều doanh nghiệp vận dụng vào quá trình lưu trữ và xử lý dữ liệu. Khi sử dụng Cloud, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí đáng kể khi không cần đầu tư 1 khoản để đầu tư, sửa chữa, bảo dưỡng ổ cứng như trước.
  • Thiết bị NAS (Network Attached Storage): đây là dạng thiết bị lưu trữ gắn vào mạng, chúng cho phép người dùng lưu trữ tất cả các file dữ liệu và chia sẻ cho nhiều người. Phương pháp này cho phép người dung có thể lưu trữ với độ an toàn cao và có thể truy cập mọi lúc mọi nơi chỉ cần có internet.

3. Doanh nghiệp nên sử dụng giải pháp lưu trữ nào?

Không như các đối tượng cá nhân riêng lẻ, doanh nghiệp thường có nhu cầu cao hơn về các thiết bị lưu trữ dữ liệu. Với lượng dữ liệu tăng lên mỗi ngày, thì yêu cầu lưu trữ không đơn thuần là cất dữ mà chúng phải đáp ứng được các yêu cầu về bảo mật, quản lý và có thể truy xuất nhanh chóng. Do đó, hình thức lưu trữ trực tuyến là giải pháp được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Sau đây là một số giải pháp lưu trữ thông tin tối ưu dành cho doanh nghiệp:

  • Dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây Cloud Server: Thiết bị này ngoài khả năng bảo mật cao, chúng còn cho phép doanh nghiệp chia sẻ các tài liệu với dung lượng lớn đến các thành viên nội bộ hay đối tác, khách hàng mà không cần qua bước trung gian. Những người được cấp quyền có thể truy cập vào hệ thống từ bất cứ nơi đâu với bất kỳ thiết bị nào. 
Doanh nghiệp nên dùng thiết bị lưu trữ nào
Cloud Server có khả năng bảo mật cao và cho phép chia sẻ các tài liệu với dung lượng lớn
  • Dùng máy chủ riêng: thiết bị này có ưu điểm là dễ lắp đặt, chi phí thấp và hiệu năng hoạt động khá ổn định. Tuy nhiên, khả năng mở rộng của máy chủ còn khá hạn chế, cần số lượng nhiều nếu khối lượng dữ liệu tăng cao. Do đó, phương án này chỉ hợp với các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.
  • Sử dụng phần mềm lưu trữ dữ liệu được thiết lập sẵn: sử dụng phần mềm trong công tác lưu trữ và quản lý dữ liệu được đánh giá là giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp trong thời đại kỷ nguyên số như hiện nay. Với phần mềm quản lý tài liệu CoDX, doanh nghiệp có thể lưu trữ, tập hợp tất cả dữ liệu, tài liệu, văn bản,…trên một hệ thống đám mây. Phần mềm cho phép doanh nghiệp tạo một hệ thống lưu trữ riêng tư an toàn và tìm kiếm, sử dụng dễ dàng – nhanh chóng.

PHẦN MỀM LƯU TRỮ VÀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU HỢP NHẤT CODX DOCUMENT

Tính năng phần mềm CoDX Document
Tính năng của CoDX Document
Tính năng CoDX Document
Tính năng của CoDX Document
Tính năng của CoDX Document

CoDX - Document là giải pháp quản lý tài liệu linh hoạt giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn trong quá trình số hóa, lưu trữ, tìm kiếm và đồng bộ hệ thống quản lý tài liệu trong doanh nghiệp với 3 nhóm chức năng chính:

  • Tạo 1 hệ thống riêng tư an toàn để tạo, sao lưu, truy cập tất cả các hồ sơ, tài liệu, file, folder, thư mục công việc từ mọi thiết bị
  • Chia sẻ tài nguyên số linh hoạt và an toàn, mọi lúc - mọi nơi; có cơ chế phân quyền chi tiết theo từng vai trò, từng loại tài liệu và chi tiết đến từng thao tác
  • Tìm kiếm và sử dụng dễ dàng - nhanh chóng; có tìm kiếm nâng cao theo NỘI DUNG tài liệu và cho phép nhân viên đánh giá tài liệu

Nhanh tay đăng ký để trải nghiệm ngay gói dùng thử phần mềm quản lý công việc CoDX Document cực “hời”:

  • 180 ngày trải nghiệm hệ thống mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp miễn phí.
  • 30 ngày miễn phí dùng thử các phân hệ của CoDX: CoDX – Task (Quản lý công việc), CoDX – Document (Quản lý tài liệu), CoDX – Dispatch (Quản lý công văn), CoDX – eSign (Trình ký số), CoDX – Administrative (Dịch vụ hành chính).
  • 5GB dung lượng lưu trữ trong suốt quá trình dùng thử.
  • Được tặng kèm thêm 2 Phân hệ Hồ sơ nhân viên và Cấu hình sơ đồ tổ chức miễn phí.
  • Không cần tích hợp thanh toán.
  • Mỗi doanh nghiệp luôn có một không gian làm việc số riêng.

Với gói dùng thử đặc biệt này của CoDX, các doanh nghiệp từ nhiều ngành nghề, lĩnh vực ở nhiều quy mô cũng như tình hình hoạt động kinh doanh khác nhau đều có thể tham gia áp dụng vào chính tổ chức của mình sao cho phù hợp nhất.

Đăng ký dùng thử CoDX Document

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Có thể nói, thiết bị lưu trữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý dữ liệu trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chúng cũng khá đa dạng về chủng loại, thiết kế và chức năng. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có cái nhìn tổng quát về các thiết bị lưu trữ dữ liệu và tìm được phương án phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Theo dõi trang tin CoDX để cập nhật nhật những thông tin quản trị mới nhất.

Lưu trữ và sao lưu dữ liệu trên 1 nền tảng duy nhất

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh