Hội chứng Burnout đang trở nên phổ biến trong nhân sự thuộc các doanh nghiệp lớn. Đây là tình trạng kiệt sức về thể chất lẫn tinh thần, gây giảm hiệu suất làm việc trong thời gian dài. Để đảm bảo tinh thần làm việc và tình trạng sức khỏe của nhân viên, doanh nghiệp cần quan tâm đến hội chứng này, với những cách khắc phục cụ thể nhất. Cùng CoDX tìm hiểu các nội dung về Burnout trong bài dưới đây.
Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức quản trị doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện. |
1. Hội chứng Burnout là gì?
Hội chứng Burnout là tình trạng căng thẳng kéo dài dẫn đến lo âu, kiệt sức về thể chất lẫn tinh thần. Hội chứng này được coi là một hiện tượng nghề nghiệp, bởi nó chỉ xảy ra trong môi trường làm việc (Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO).
Burnout không chỉ khiến nhân sự cảm thấy mệt mỏi, mà còn gây nên tình trạng chán nản, vô cảm khi làm việc. Về lâu dài, người lao động sẽ cảm thấy mất hứng thú, thiếu động lực để tiếp tục công việc. Đối với doanh nghiệp, chỉ cần có một nhân viên bị Burnout, các hoạt động của công ty đều có thể bị ảnh hưởng, dù ít hay nhiều. Theo báo cáo của Deloitte, có khoảng 77% người lao động đã và đang trải qua tình trạng Burnout ngay khi đang làm công việc hiện tại.
Nguồn tham khảo: https://www.who.int/news/item/28-05-2019-burn-out-an-occupational-phenomenon-international-classification-of-diseases
2. Dấu hiệu nhận biết nhân viên có triệu chứng Burnout
Để nhận biết nhân sự có đang gặp tình trạng Burnout hay không, ban quản lý của doanh nghiệp nên chú ý các dấu hiệu sau:
Nhận biết qua thể chất
Đầu tiên, hội chứng này có thể nhìn thấy qua các dấu hiệu về thể chất, cụ thể như sau:
- Nhân sự mệt mỏi khi làm việc, thậm chí bị kiệt sức
- Nhân sự bị cảm, ốm thường xuyên
- Nhân viên có biểu hiện đau đầu, đau các khối cơ trên cơ thể
- Nhân viên chán ăn, không ăn uống đúng bữa
- Nhân sự luôn trong tình trạng thiếu ngủ
Nhận biết qua cảm xúc
Cảm xúc là khía cạnh có thể nhận thấy sự thay đổi rõ rệt khi một người mắc hội chứng Burnout. Một số dấu hiệu đáng báo động về cảm xúc nếu nhân viên bị Burnout là:
- Họ thường có cảm giác thất bại, nghi ngờ năng lực của bản thân
- Nhân sự cảm nhận mọi người xung quanh không hợp tác với mình
- Nhân sự không có động lực làm việc, không hài lòng với những công việc đã làm
Nhận biết qua hành vi
Những hành vi cho thấy nhân viên đang mắc hội chứng kiệt sức mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần lưu tâm:
- Họ có xu hướng trốn tránh trách nhiệm, cô lập bản thân khỏi tập thể
- Nhân viên mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc
- Nhân sự đi muộn, về sớm, có sử dụng thuốc hoặc rượu
3. Cách khắc phục hội chứng Burnout ở nhân viên
Để khắc phục tình trạng Burnout ở nhân viên, doanh nghiệp nên chú ý một số cách làm dưới đây.
3.1 Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh
Cách đầu tiên, doanh nghiệp hãy xây dựng môi trường làm việc lành mạnh. Môi trường quyết định lớn đến tinh thần của nhân sự. Một số yếu tố để doanh nghiệp chú ý trong quá trình xây dựng, hoàn thiện môi trường làm việc:
- Chế độ lương thưởng rõ ràng: Lương thưởng rõ ràng tạo động lực cống hiến, làm việc cho nhân viên. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần cân đối giữa khối lượng công việc và lương thưởng, tránh gây quá tải cho nhân sự cấp cao.
- Hoạt động giải trí, teambuilding: Doanh nghiệp cần xây dựng các chương trình giải trí, teambuilding cho nhân viên thư giãn, kết nối với nhau nhằm hạn chế hội chứng Burnout. Các sự kiện như tổ chức sinh nhật hàng tháng, nghỉ mát,… sẽ góp phần thiết lập môi trường làm việc tích cực.
- Cơ sở vật chất hiện đại: Không gian có tác động đến môi trường làm việc của công ty. Doanh nghiệp có thể xem xét thiết kế những không gian xanh, được sắp xếp hợp lý với các chỗ nghỉ ngơi, thư giãn phù hợp với văn hóa công ty.
3.2 Cân bằng giữa cuộc sống và công việc
Doanh nghiệp nên tạo điều kiện cho nhân sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Điều này giúp nhân viên giải tỏa được các căng thẳng trong công việc, không bị gò bó chỉ trong môi trường làm việc.
Công ty có thể tăng số ngày nghỉ phép có lương của nhân sự, hoặc tổ chức các buổi làm nửa ngày trong tuần. Những khoảng thời gian được nghỉ phép sẽ rất hữu ích cho nhân viên tập trung vào cuộc sống còn lại hoặc các hoạt động đem lại niềm vui, bên cạnh công việc. Ngoài việc tăng thời gian nghỉ ngơi cá nhân, doanh nghiệp cũng nên chú ý về thời gian làm ngoài giờ. Hãy đặt giờ tăng ca tối đa cho tất cả người lao động để tránh họ phải làm việc căng thẳng quá độ trong thời gian dài.
3.3 Xây dựng chế độ làm việc linh hoạt
Chế độ làm việc linh hoạt rất quan trọng, có ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của nhân sự. Khi làm việc không điều độ, nhân sự rất dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, quá tải, lâu dài dẫn đến hội chứng Burnout.
Quản lý bộ phận nên khuyến khích nhân viên nghỉ ngơi, dùng các ngày nghỉ phép tạm thời sau khi hoàn thành mỗi dự án, hạng mục công việc. Ngoài ra, việc kết hợp làm việc tại công ty và trực tuyến đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng, giúp nhân viên thoải mái, chủ động trong công việc hơn. Bên cạnh đó, kế hoạch hoạt động của dự án được xây dựng chi tiết, hợp lý cũng là điều kiện giúp nhân sự xây dựng chế độ làm việc linh hoạt.
3.4 Kết hợp các hình thức giải trí và làm việc
Như đã nói ở trên, việc kết hợp các hình thức hoạt động giải trí trong quá trình làm việc cũng là cách để xây dựng môi trường làm việc lành mạnh. Đồng thời, đây cũng là cách hiệu quả để nhân sự giảm căng thẳng, tránh tình trạng kiệt sức khi làm việc.
Một số hình thức doanh nghiệp có thể tham khảo cho công ty của mình:
- Tổ chức các hoạt động, trò chơi tập thể nhân dịp các ngày Trung thu, Noel,… hoặc trong dịp nghỉ mát của công ty
- Tổ chức các buổi workshop giải trí kết hợp với bên thứ ba để gia tăng trải nghiệm cho người lao động: làm nến thơm, thêu túi, làm lồng đèn trung thu, làm bánh,…
- Sử dụng các phần mềm như ví thưởng nhân viên, cho phép nhân viên tặng điểm, trao đổi quà và bốc thăm thưởng. Các phần mềm ví thưởng kết hợp giải trí nhân sự mà doanh nghiệp có thể tham khảo như CoDX – eWallet.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về hội chứng Burnout và các dấu hiệu nhận biết cùng cách khắc phục dành cho doanh nghiệp. Thực chất, để nhận biết và ngăn chặn tình trạng kiệt sức trong nội bộ, quản lý công ty cần có sự quan tâm, sát sao đến những phòng ban, nhân sự của mình. Càng là doanh nghiệp lớn, lãnh đạo lại càng cần quan tâm đến chế độ đãi ngộ đến sức khỏe tinh thần, thể chất của nhân sự. CoDX hy vọng sau bài viết này, doanh nghiệp có thể quản lý, tổ chức tốt các hoạt động để xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, hạn chế tình trạng Burnout.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh