Đánh giá nhân viên | 5 Tiêu chí & 2 Phương pháp đánh giá CHUẨN

Mỗi nhân viên trong doanh nghiệp là 1 chuỗi mắt xích góp phần thúc đẩy sự phát triển của tổ chức. Việc đánh giá nhân viên là một hoạt động không thể thiếu trong quy trình quản trị con người. Cùng CoDX tìm hiểu về hoạt động đánh giá nhân sự cũng các phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả cho doanh nghiệp.

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức quản trị của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

Cùng chủ đề:

1. Tìm hiểu về đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp

Đánh giá nhân viên là hoạt động đánh giá, kiểm tra, rà soát nhân viên trên các phương diện như thái độ làm việc, năng lực, hiệu quả, kỹ năng, …

Thường, hoạt động đánh giá này được triển khai bởi bộ phận nhân sự và nghiệm thu kết quả đánh giá của các nhà quản lý.

Đánh giá nhân viên
Đánh giá nhân sự là hoạt động quan trọng bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện

Thường, hoạt động đánh giá này được triển khai bởi bộ phận nhân sự và nghiệm thu kết quả đánh giá của các nhà quản lý.

Hoạt động đánh giá nhân viên giúp nhà quản trị hiểu rõ được điểm mạnh, điểm hạn chế của nhân viên, từ đó đưa ra được các chính sách thưởng phạt công bằng và xây dựng chương trình đào tạo nhân lực phù hợp và hiệu quả.

Để thực hiện đánh giá và nhận được kết quả đúng nhất, bộ phận nhân sự cần đưa ra các tiêu chí đánh giá chuẩn cho nhân viên từng phòng ban bộ phận. Trong đó, có 4 tiêu chí quan trọng mà bất kỳ bảng đánh giá nào cũng cần có. Cụ thể, mời bạn xem ngay bên phần dưới đây.

2. Cách đánh giá nhân viên chuyên nghiệp với quy trình, phương pháp chuẩn

Để thực hiện đánh giá thành công, cần đề ra một quy trình thực hiện bài bản và áp dụng phương pháp, biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng, quý, cuối năm phù hợp nhất.

2.1 Quy trình đánh giá nhân viên CHUẨN cho doanh nghiệp

Quy trình đánh giá nhân sự sẽ bao gồm 5 bước sau

Bước 1: Thiết lập chỉ số đánh giá

Bước 2: Xây dựng mẫu đánh giá phù hợp

Bước 3: Tiến hành hoạt động đánh giá

Bước 4: Nghiệm thu kết quả

Bước 5: Ban hành chính sách thưởng phạt

Xem chi tiết tại bài viết “Quy trình đánh giá nhân viên tiêu chuẩn cho mọi doanh nghiệp

2.2 Phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả

Phương pháp đánh giá được sử dụng nhiều nhất và đem lại hiệu quả tốt:

  • Phương pháp đánh giá 360 độ: là hình thức nhận đánh giá, ý kiến phản hồi cho nhân viên từ nhiều nguồn khác nhau như từ đồng nghiệp, quản lý, giám đốc, khách hàng, …
  • Phương pháp đánh giá theo mô hình ASK: Cách đánh giá nhân viên theo 3 yếu tố là Thái độ (Attitude) – Kỹ năng (Skill ) – Kiến thức (Knowledge).

3. 4 Tiêu chí đánh giá nhân viên quan trọng cần phải có

Mỗi một doanh nghiệp hay vị trí công việc điều cần có những tiêu chí đánh giá khác nhau. Tiêu chí đánh giá càng rõ ràng cụ thể thì kết quả đánh giá càng chính xác.Từ đó có những cái nhìn tổng thể để khen thưởng, tăng lương, nhắc nhở hay khiển trách một cách công bằng và hợp lý. 

4 Tiêu chí đánh giá nhân viên quan trọng:

  1. Tiêu chí đánh giá về thái độ
  2. Tiêu chí đánh giá về khả năng hoàn thành KPI
  3. Tiêu chí đánh giá về hiệu quả công việc
  4. Tiêu chí đánh giá về kỹ năng làm việc
Tiêu chí đánh giá nhân viên
4 Tiêu chí đánh giá nhân viên quan trọng cần có trong bảng đánh giá

3.1 Tiêu chí về thái độ làm việc

Bên cạnh các kỹ năng chuyên môn thì thái độ sẽ là yếu tố quyết định nên hiệu suất công việc. Việc đánh giá thái độ làm việc của một nhân viên sẽ bao gồm các đức tính sau:

  • Chăm chỉ, nhiệt tình: đây là những người sẵn sàng hết mình để hoàn thành công việc và luôn hỗ trợ đồng nghiệp khi cần.
  • Tôn trọng đồng nghiệp, đối tác, khách hàng: thông qua các hành vi cư xử lịch sự, chân thành. Biết lắng nghe và cởi mở.
  • Tính kỷ luật và chuyên cần: làm việc đúng giờ thể hiện sự chuyên nghiệp, hiệu quả, biết tôn trọng và không làm mất thời gian người khác. Và có kỷ luật trong công việc như tuân nội quy của đơn vị, tổ chức, Tuân thủ quy chế, quy định của các bộ phận, phòng ban.

Làm sao để cải thiện tính chuyên cần? >>> Xem ngay: Tạo động lực cho nhân viên như thế nào hiệu quả nhất?

  • Lạc quan và cẩn thận: là người sẽ chỉnh chu và đương đầu với thử thách bằng một thái độ tích cực. Hiệu quả mang đến sẽ cao hơn.
  • Tinh thần làm việc nhóm: Thể hiện ở việc giao tiếp với đồng nghiệp, tin thần hợp tác cũng như khả năng quản lý dự án và phân công công việc.
  • Tác phong làm việc: Tác phong cần có của một nhân viên là: trang phục lịch sự gọn gàng, sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh chung đúng quy định.
  • Tính trung thực: Đây là một đức tính quan trọng mà khó có gì có thể thay thế được. Một nhân viên có thái độ trung thực dù ở bất cứ đâu vẫn được coi trọng và đánh giá cao. Và thể hiện qua các mức độ tin cậy, tín nhiệm của đồng nghiệp.
  • Tinh thần học hỏi: Thể hiện tinh thần ham học hỏi, luôn không ngừng phát triển bản thân. Chủ động tìm kiếm, cập nhật kiến thức mới và hăng hái tham gia các phong trào đào tạo thi đua.

3.2 Khả năng hoàn thành KPI công việc

Năng lực của một nhân viên được đánh giá bằng mức độ, khả năng hoàn thành KPI đã đề ra. Cụ thể, mức độ hoàn thành công việc sẽ bao gồm những yếu tố sau:

  • Khối lượng hoàn thành đúng hạn: là số lượng task công việc được hoàn thành trong khoảng thời gian của kỳ đánh giá.
  • Mức độ hoàn thành công việc: đây là tín hiệu để nhà quản trị có những đánh giá chuẩn nhất về năng lực của nhân viên. Từ đó mà có những định hướng nâng cao, đào tạo nhân viên lên một tầm cao hơn.

3.3 Hiệu quả và hiệu suất công việc

Hiệu quả và hiệu suất là 2 yếu tố quan trọng mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng muốn hướng đến. Một nhân viên giỏi chắc chắn sẽ làm việc đem lại hiệu quả và hiệu suất tốt nhất cho doanh nghiệp.

Tiêu chí đánh giá nhân viên này thể hiện ở những khía cạnh như:

  • Thời gian hoàn thành công việc: là khoảng thời gian nhân viên hoàn thành task công việc được đưa ra trong bảng kế hoạch.
  • Kết quả sau khi hoàn thành công việc: Tuy vào từng phòng ban mà kết quả công việc này sẽ khác nhau. Ví dụ như Số lượng khách hàng mới (Kinh doanh); Số khách hàng đăng ký dùng thử (Marketing); Số lượng traffic truy cập website (SEO), …
  • Chi phí cuối cùng để đạt được kết quả công việc mong muốn: Chi phí này càng thấp, cho thấy nhân viên đem lại hiệu suất làm việc cao.

3.4 Tiêu chí về kỹ năng làm việc

Nhân viên có các kỹ năng làm việc tốt sẽ tác động lớn đến hiệu suất hoàn thành công việc. Do đó, tiêu chí đánh giá về kỹ năng làm việc là hoàn toàn cần thiết và quan trọng.

Các tiêu chí về kỹ năng thường có như:

  • Kỹ năng xử lý khủng hoảng trong công việc: Khả năng thích ứng, linh hoạt và ứng biến trong công việc. Bên cạnh đó cần có thêm khả năng quản lý và dự trù rủi ro.
  • Năng lực sáng tạo: Sáng tạo đóng góp những ý tưởng cho dự án, đề xuất những phương án khả thi để phát triển hoặc cải tiến quy trình của doanh nghiệp.
  • Kỹ năng giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm là điều không tránh khỏi trong một tổ chức, vì vậy, nhân viên cần có kỹ năng giao tiếp tốt với nhóm để tăng cường khả năng hợp tác làm việc giúp công việc được vận hành trơn tru và tránh những mâu thuẫn không mong muốn xảy ra.
  • Kỹ năng năng học hỏi nhanh: Trong quá trình làm việc, chắc chắn sẽ phát sinh nhiều vấn đề hoặc kiến thức mới, do đó, nhân viên cần có kỹ năng học hỏi nhanh những cái mới để áp dụng vào công việc đem lại hiệu quả tốt nhất.

4. Bảng 16 Tiêu chí đánh giá nhân viên tháng, quý, cuối năm từ CoDX

Mỗi phòng ban bộ phận sẽ có các tiêu chí đánh giá riêng, bạn có thể tham khảo mẫu bảng tiêu chí từ CoDX và điều chỉnh lại cho phù hợp với đối tượng phòng ban, nhân viên muốn đánh giá.

STT Tiêu chí đánh giá nhân viên
1 Tính kỷ luật và chuyên cần
2 Kỹ năng mềm trong công việc
3 Mức độ hoàn thành KPI
4 Tiến độ thực hiện công việc
5 Chất lượng kết quả công việc
6 Kỹ năng làm việc nhóm
7 Kỹ năng tư duy phản biện
8 Năng lực sáng tạo
9 Kỹ năng xử lý khủng hoảng
10 Đánh giá tác phong
11 Mức độ phù hợp với văn hóa công ty
12 Đánh giá thái độ làm việc
13 Đánh giá tính trung thực
14 Kỹ năng năng học hỏi nhanh
15 Giao tiếp và hợp tác
16 Đánh giá sự cầu tiến trong công việc

Bảng tiêu chí đánh giá nhân viên

TẢI BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ TỪ CODX

Nút xem tham khảo mẫu bảng tiêu chí đánh giá nhân viên

Tham khảo các bảng tiêu chí đánh giá liên quan từ CoDX:

Con người vẫn là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Một đội ngũ nhân viên giỏi từ chuyên môn đến nghiệp vụ sẽ là một vũ khí nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Xây dựng các tiêu chí đánh giá nhân viên cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp có những chính sách, kế hoạch phù hợp. Xây dựng các lớp đào tạo nâng cao khả năng của đội ngũ nhân viên nếu chưa đạt. Hay có những chính sách khen thưởng nhân viên xuất sắc để khích lệ, tạo động lực cho nhân viên thông qua thưởng điện tử (CoDX – eWallet). Góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và thu hút nhân tài về với đơn vị mình.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

>>> Xem ngay: Quà tặng nhân viên được dân văn phòng ưu thích nhất 2023